Luận Văn NT002 - Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh đối ngoại

Thảo luận trong 'Ngoại Thương' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời nói đầu
    ​Về mặt lịch sử, khi xã hội bắt đầu có sự phân công lao động xã hội mỗi người sản xuất ra một loại hoặc một nhóm hàng hoá. Để có thể có được những hàng hóa khác nhau để phục vụ cho nhu cầu trao đổi, người ta phải tiến hành trao đổi. Trong trao đổi, thông thường mỗi người đều tìm cách sao cho được nhiều nhưng chỉ mất ít, do đó để có thể dung hoà lợi ích giữa các bên người ta phải tiến hành thương lượng với nhau. Từ đó đàm phán bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực kinh tế.
    Vì hoạt động kinh tế diễn ra thường xuyên nên đàm phán diễn ra ngày càng phổ biến và có vai trò quan trọng. Tuy nhiên đàm phán kinh tế chỉ thực sự phong phú, đa dạng và phát huy vai trò quan trọng của nó khi nền sản xuất xã hội phát triển đến trình độ cao, hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều, các hoạt động sản xuất kinh doanh, mua bán trao đổi diễn ra mạnh mẽ không chỉ trên phạm vi quốc gia mà còn trên phạm vi toàn thế giới.
    Hoạt động kinh doanh quốc tế ngày nay diễn ra với quy mô ngày càng lớn, nội dung ngay càng phong phú. Để cho các hoạt động này diễn ra thuận lợi, công tác đàm phán giữ một vai trò vô cùng quan trọng. Là sinh viên trường Đại Học Ngoại Thương và sẽ là một doanh nhân, tôi cho rằng bất cứ ai muốn thành công trong thương mại quốc tế cũng phải nắm vững được những kỹ năng quan trọng, cũng như vấn đề lý luận và phương pháp luận của đàm phán, đặc biệt là đàm phán kinh doanh đối ngoại.
    Chính với suy nghĩ như trên và nhận thức được tầm quan trọng của đàm phán trong kinh doanh đối ngoại nên tôi đã chọn đề tài “Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh đối ngoại” để nghiên cứu. Do thời gian có hạn và khả năng tiếp cận thông tin có thể còn nhiều thiếu sót nên khoá luận này có thể còn nhiều vướng mắc. Rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô và các bạn.
    Khoá luận này ngoài phần Lời nói đầu và kết luận, gồm có 3 phần chính:
    1. Chương I: Kinh doanh đối ngoại và vị trí của đàm phán trong kinh doanh đối ngoại.
    2. Chương II: Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh đối ngoại.
    3. Chương III: Kiến nghị và các giải pháp áp dụng cho các doanh nghiệp trong đàm phán kinh doanh với các đối tác nước ngoài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...