Báo Cáo Nông nghiệp Việt Nam trong quá trình Hội nhập kinh tế quốc tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Nông nghiệp Việt Nam tăng trưởng và hướng ra xuất khẩu

    Đổi mới trong nông nghiệp đã mở đầu cho quá trình cải tổ kinh tế ở Việt Nam. Những cải cách trong nông nghiệp như xoá bỏ kinh tế tập thể, giao đất cho hộ nông dân và tăng sự tiếp cận của nông dân đối với thị trường đã tạo cho người nông dân toàn quyền tự chủ trong sản xuất và mua bán sản phẩm, kết quả là kích thích động lực sản xuất của người nông dân. Những thành tựu quan trọng trong phát triển nông nghiệp đã tạo nền tảng vững chắc cho quá trình phát triển kinh tế nước nhà.

    Bảng 1: Tốc Độ Tăng Trưởng GDP Nông nghiệp hàng năm(%)
    1988-1992 1993-1997 1998-2001
    GDP Nông nghiệp 4,23 4,22 4,21
    Nguồn: Niên giám thống kê các năm 1997, 1999, 2000, 2001.

    Sau hơn 15 năm đổi mới sản xuất nông nghiệp tăng trưởng nhanh và liên tục, với tốc độ bình quân trên 4,5%/năm, trong đó sản xuất lương thực tăng 4,8%/năm. Giai đoạn 1995-2001, sản lượng cà phê tăng gần 4 lần, sản lượng cao su tăng hơn 2 lần, chè tăng 4 lần, điều tăng 4 lần. Nông nghiệp Việt Nam đã chuyển từ tự cung tự cấp sang sản xuất hàng hoá đa dạng, hướng mạnh ra xuất khẩu. Một số mặt hàng đã vươn lên cạnh tranh khá và có vị thế quan trọng trên thị trường thế giới, đem lại hiệu quả kinh tế cho người nông dân như gạo, cà phê, hạt điều, thuỷ sản. Tỷ suất hàng hoá tăng nhanh, từ dưới 30% năm 1995 lên trên 40% năm 1999. Tỷ lệ gạo xuất khẩu chiếm 20% trong tổng sản lượng sản xuất hàng năm; cà phê chiếm 95%; chè chiếm 60%; cao su chiếm khoảng 85%. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng nông lâm thuỷ sản hàng năm tăng bình quân 15%, chiếm khoảng 30% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

    Kể từ sau đổi mới, diện tích và sản lượng các loại cây trồng tăng lên nhanh chóng. Những tác động của chính sách đổi mới đã kích thích người nông dân tăng sản lượng thông qua mở rộng diện tích và áp dụng công nghệ mới. Giai đoạn 1995-2001, diện tích lúa tăng 10,6%, diện tích mía đường tăng 29%. Bên cạnh đó do giá và thu nhập của một số cây trồng tăng khá đã thúc đẩy xu hướng đa dạng hoá cây trồng. Giai đoạn 1995-2001, diện tích một số cây công nghiệp tăng mạnh như cà phê 204%, hồ tiêu 397%, cao su 50%, chè 43%.

    Nhờ tăng diện tích và năng suất, sản lượng nông nghiệp tăng lên rõ rệt. Giai đoạn 1995-2001, tổng sản lượng lúa tăng từ 24,9 triệu tấn lên gần 32 triệu tấn, tăng 28%. Cũng trong giai đoạn trên, các cây công nghiệp tăng với tốc độ nhanh như cà phê 288%, cao su 140%, mía đường tăng 33,8%.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...