Tiểu Luận Nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập WTO và một số vấn đề đặt ra đối với nông n

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc
    trong bối cảnh hội nhập WTO và một số vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp việt nam



    Sau hơn 15 năm đàm phán, ngày 11/12/2001 Trung Quốc đã chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại quốc tế (WTO), mở đường cho quốc gia hơn 1,2 tỷ dân hội nhập vào nền kinh tế toàn cầu. Đối với Trung Quốc, sự kiện gia nhập WTO có tầm quan trọng như công cuộc cải cách và mở cửa năm 1978 do Đặng Tiểu Bình khởi xướng, sẽ tác động trực tiếp và sâu rộng đến toàn bộ đời sống kinh tế-chính trị-xã hội của nước này. Gia nhập WTO, bên cạnh những lợi ích về kinh tế và chính trị, Trung Quốc cũng sẽ phải đối mặt với những thách thức to lớn, đặc biệt là khu vực nông nghiệp, nông thôn. Việc thực hiện các cam kết của WTO theo hướng tự do hoá và thị trường sẽ dẫn đến nhiều ngành sản xuất yếu kém của Trung Quốc lâm vào tình trạng khó khăn, bị đào thải, đẩy một lực lượng lớn lao động gia nhập đội quân thất nghiệp, làm trầm trọng thêm các vấn đề kinh tế-xã hội như thất nghiệp tăng, thu nhập một bộ phận dân nông thôn giảm, khoét thêm hố sâu ngăn cách nông thôn-thành thị.

    Trung Quốc gia nhập WTO đang buộc hầu hết các nền kinh tế ở châu á phải điều chỉnh chiến lược và chính sách của mình, đặc biệt là chính sách thương mại. Đối với Việt Nam, sự kiện trên đặt ra ít nhất hai câu hỏi. Thứ nhất, Việt Nam có nhiều điểm tương đồng Trung Quốc về thể chế kinh tế, đang trong qúa trình chuyển đổi, và gia nhập WTO, nên Việt Nam có thể rút ra được những kinh nghiệm gì từ tiến trình hội nhập của Trung Quốc vào WTO. Thứ hai, sự kiện Trung Quốc gia nhập WTO sẽ ảnh hưởng đến kinh tế Việt Nam ra sao? Việc trả lời hai câu hỏi trên sẽ giúp ta có được những bài học bổ ích và quyết sách phù hợp.
















    1. Hiện trạng nông nghiệp, nông thôn Trung Quốc

    Kể từ cuối thập kỷ 70, công cuộc cải cách kinh tế và mở cửa do Đặng Tiểu Bình khởi xướng đã đem lại mức tăng trưởng kinh tế kỷ lục cho nền kinh tế Trung Quốc. Giai đoạn 1978-97, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc đạt 9,8%/năm, trong khi tốc độ tăng trưởng GDP thế giới chỉ có 3,7%/năm . Năm 2000, GDP Trung Quốc đạt trên 1000 tỷ USD, đưa nền kinh tế nước này vươn lên đứng hàng thứ 7 trên thế giới. Trong hai thập kỷ từ 70 đến 90, tổng kim ngạch ngoại thương tăng 286 lần, đạt 474,3 tỷ USD, đưa Trung Quốc từ vị trí thứ 32 lên thứ 11 trên thế giới. Trong số các nước đang phát triển Trung Quốc là nước tiếp nhận đầu tư nước ngoài lớn nhất. Đến cuối thập kỷ 90, Trung Quốc chiếm 39,5% tổng nguồn vốn đầu tư đổ vào các nước đang phát triển. Năm 1997, khủng hoảng tài chính tiền tệ Đông Nam á đã làm cho nhiều nền kinh tế Đông á rơi vào khủng hoảng trầm trọng, song Trung Quốc vẫn là quốc gia có mức tăng trưởng cao trên thế giới, đạt trên 7%/năm.
    Trong khu vực nông nghiệp và nông thôn, một số chính sách cải cách như giải thể công xã nhân dân, xác lập vai trò của nông hộ, tự do hoá một số thị trường nông sản đã tạo động lực cho nông dân tăng đầu tư, nâng cao sản lượng. Các chính sách cải cách thành công đã đem lại những thành tựu to lớn trong sản xuất nông nghiệp của Trung Quốc. Giai đoạn 1983-2000, GDP nông nghiệp của Trung Quốc tăng hơn 7,1 lần, đạt 178 tỷ USD. Trong giai đoạn 1978-1997, sản xuất lương thực tăng bình quân 2,6%/năm cao hơn mức tăng dân số 1,5%/năm khiến bình quân lương thực đầu người tăng từ mức 306kg/người năm 1957 lên 402kg/người năm 1997; sản lượng bông tăng 4%/năm; dầu ăn tăng 7,8%/năm; thịt tăng 8,6%/ năm thủy sản tăng 11,4%/năm. Hiện nay, Trung Quốc đứng đầu thế giới về sản lượng một số nông sản chủ yếu: lương thực, thịt, bông, lạc, hạt có dầu, hoa quả đứng thứ 3 thế giới về sản lượng rau, đậu, mía Nhờ sản xuất phát triển, mức tiêu dùng bình quân thịt trứng sữa của người trung Quốc đã đạt hoặc vượt chỉ tiêu trung bình thế giới.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...