Sách NÔNG DÂN VÀ THỊ TRƯỜNG: nền Kinh tế Chính trị của những Khuôn mẫu Mới

Thảo luận trong 'Sách Kinh Tế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề nghị trong phần này cho thấy nhu cầu cần phải có một khuôn mẫu phát triển mới, một
    khuôn mẫu ghi nhận sự hợp nhất của nền nông nghiệp truyền thống làm chỉ đủ sống vào
    một nền kinh tế thị trường Theo lịch sử, các nhà kinh tế học đã sử dụng hai khuôn mẫu ra
    quyết định của nông dân, mà mỗi khuôn mẫu là một thái cực đối với khuôn mẫu kia.
    Khuôn mẫu thứ nhất là mô hình Chayanovian về những nông dân chỉ làm đủ ăn, không
    muốn tham gia vào bất kỳ hoạt động thị trường nào, hoặc không muốn làm ăn theo công
    nghệ mới vì lo sợ bị thất thu và rủi ro phá sản hoặc đói kém. Để hiểu được hành vi của
    những nông dân này cần phải có một kiến thức sâu sắc về truyền thống văn hoá, những trở
    ngại về công nghệ, và những khác biệt về môi trường của họ. Hầu hết các nhà hoạch định
    chính sách nông nghiệp ở các nước đang phát triển đã nhìn người nông dân thông qua
    những thấu kính của thái độ phi kinh tế này, cách nhìn này có những biến thể tức thời
    trong phạm vi mà thị trường được phát triển và vận dụng như một phần của chiến lược
    phát triển nông thôn. Khuôn mẫu thứ hai bao gồm những giả định của kinh tế học tân cổ
    điển về thị trường hoàn hảo, không có chi phí giao dịch, và có đầy đủ thông tin cho tất cả
    những người tham gia, đây là những giả định được Arrow và Debreu sử dụng một cách tích
    cực trong phân tích của họ về tình trạng cân bằng trong một nền kinh tế thị trường. Việc ra
    quyết định của nông dân trong một thế giới như vậy chỉ phụ thuộc vào các thông số giá
    của các yếu tố sản xuất và hàng hoá quan sát được ở thị trường nông thôn. Việc sợ rủi ro,
    nếu có hiện hữu trong hàm thoả dụng của một nông dân, thì cũng có thể được khắc phục
    thông qua mua bảo hiểm một cách hợp lý. Việc kết hợp chi phí biên với doanh thu biên
    trong mọi cơ hội đảm bảo tối đa hó phúc lợi ở cả mức độ cá nhân lẫn xã hội. Trong những
    năm gần đây, dường như Ngân hàng Thế giới và quỹ Tiền tệ Quốc tế đã nhìn thế giới
    đang phát triển qua những thấu kính này.
     
Đang tải...