Thạc Sĩ Nội luật hóa các điều ước quốc tế việt nam ký kết và tham gia phục vụ quá trình hội nhập kinh tế quố

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 23/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI
    NỘI LUẬT HÓA CÁC ĐIỀU ƯỚC QUỐC TẾ VIỆT NAM KÝ KẾT VÀ THAM GIA PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
    A. THÔNG TIN ĐỀ TÀI
    Cấp đề tài: Đề tài cấp Bộ
    Chủ nhiệm đề tài: TS. Hoàng Phước Hiệp, Vụ trưởng Vụ Pháp luật Quốc tế, Bộ Tư pháp
    Cơ quan chủ quản: Bộ Tư pháp
    Cơ quan chủ trì: Viện Nghiên cứu Khoa học pháp lý
    Năm bảo vệ: 2007
    B. NỘI DUNG TÓM TẮT
    Tính cấp thiết của đề tài
    Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, việc ký kết, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế, thương mại đã trở thành nhu cầu bức xúc của các nước nói chung và của Việt Nam nói riêng. Các hiệp định thương mại tự do, liên minh, liên kết kinh tế khu vực và song phương đã và đang thu hút sự quan tâm rất lớn của các quốc gia.
    Để thúc đẩy quá trình phát triển này, các nước đã xây dựng một hệ thống những văn bản pháp lý quan trọng làm cơ sở cho việc ký kết và thực hiện các điều ước quốc tế. Công ước Viên về luật điều ước quốc tế, thực tiễn giải thích và áp dụng các điều ước quốc tế tại các cơ chế giải quyết tranh chấp như Tòa án quốc tế, Liên Hợp quốc, WTO ngày càng có vai trò quan trọng trong quá trình đó. Tuy nhiên, do pháp luật của các quốc gia đa dạng nên thực tiễn thi hành các điều ước quốc tế tại các quốc gia có khác nhau.
    Đối với Việt Nam, công tác ký kết và thực hiện các đi ều ước quốc tế có một vai trò rất quan trọng, là cơ sở pháp lý trong việc tăng cường và mở rộng các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế. Bên cạnh đó, công tác ký kết và thực hiện điều ước quốc tế cũng có những đóng góp tích cực đối với việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước ta. Làm tốt công tác này sẽ góp phần đáng kể vào sự nghiệp phát triển toàn diện của đất nước, nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế trong bối cảnh khu vực và thế giới hiện nay.
    Để phục vụ tốt hơn công tác hội nhập kinh tế quốc tế, thì việc nghiên cứu pháp luật và thực tiễn của Việt nam và các nước trong lĩnh vực điều ước quốc tế có ý nghĩa quan trọng. Một trong những vấn đề phức tạp ở đây cần nghiên cứu là vấn đề nội luật hoá các điều ước quốc tế trong điều kiện cụ thể của Việt Nam.
    Chính vì vậy việc chọn đề tài về nội luật hoá các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập là cần thiết, góp phần xây dựng cơ chế thực hiện có hiệu quả các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
    Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài1. Đề tài có mục tiêu tập trung nghiên cứu làm sáng tỏ cơ sở khoa học pháp lý (trong nước và quốc tế) về điều ước quốc tế và nội luật hóa các điều ước quốc tế; đánh giá thực trạng khuôn khổ pháp luật Việt Nam và thực tiễn nội luật hóa các điều ước quốc tế của
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...