Luận Văn Nội dung và ý nghĩa của chế độ Bảo Hiểm XH. Tình hình thi hành chế độ Bảo Hiểm XH tại một doanh nghi

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung và ý nghĩa của chế độ Bảo Hiểm XH. Tình hình thi hành chế độ Bảo Hiểm XH tại một doanh nghiệp


    LỜI NÓI ĐẦU


    Con người muốn tồn tại và phát triển trước hết phải ăn mặc, ở, và đi lại v.v . Để thoả mãn những nhu cầu tối thiểu đó, người ta phải lao động để làm ra những sản phẩm cần thiết. Khi sản phẩm được tạo ra ngày càng nhiều thì đời sống con người ngày càng đầy đủ và hoàn thiện, xã hội ngày càng văn minh hơn. Như vậy, việc thoả mãn những nhu cầu sinh sống và phát triển của con người phụ thuộc vào chính khả năng lao động của họ. Nhưng trong thực tế không phải lúc nào con người cũng chỉ gặp những thuận lợi, có đầy đủ thu nhập và mọi điều kiện sinh sống bình thường. Trái lại, có rất nhiều trường hợp khó khăn bất lợi, ít nhiều ngẫu nhiên phát sinh làm cho người ta bị giảm hoặc mất thu nhập hoặc các điều kiện sinh sống khác. Chẳng hạn, bất ngờ bị ốm đau hay gặp tai nạn trong lao động, mất việc làm hay khi tuổi già khả năng lao động và khả năng tự phục vụ bị suy giảm v.v . Khi rơi vào những trường hợp này, các nhu cầu cần thiết trong cuộc sống không vì thế mà mất đi, trái lại có cái còn tăng lên, thậm chí còn xuất hiện thêm một số nhu cầu mới như: cần được khám chữa bệnh và điều trị khi ốm đau, tai nạn thương tật nặng cần phải có người chăm sóc, nuôi dưỡng v.v . Bởi vậy, muốn tồn tại và ổn định cuộc sống con người và xã hội loài người phải tìm ra và thực tế đã tìm ra nhiều cách giải quyết khác nhau như: san sẻ, đùm bọc lẫn nhau trong nội bộ cộng đồng, đi vay đi xin hoặc dựa vào sự cứu trợ của Nhà nước v.v . rõ ràng, những cách đó là hoàn toàn thụ động và không chắc chắn.

    Khi nền kinh tế hàng hoá phát triển, việc thuê mướn nhân công trở nên phổ biến. Lúc đầu người chủ chỉ cam kết trả công lao động, nhưng về sau đã phải cam kết bảo đảm cho người làm thuê có một số thu nhập nhất định để họ trang trải những nhu cầu thiết yếu khi không may bị ốm đau, tai nạn, thai sản v.v . Trong thực tế nhiều khi các trường hợp ttrên không xảy ra và người chủ không phải chi ra một đồng nào. Nhưng cũng có khi xảy ra dồn dập, buộc họ một lúc phải bỏ ra nhiều khoản tiền lớn mà họ không muốn. Vì thế, mâu thuẫn chủ- thợ phát sinh, giới thợ liên kết đấu tranh buộc giới chủ thực hiện cam kết. Cuộc đấu tranh này diễn ra ngày càng rộng lớn và có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội. Do vậy, nhà nước đã phải đứng ra can thiệp và điều hoà mâu thuẫn. Sự can thiệp này một mặt làm tăng được vai trò của Nhà nước, mặt khác buộc cả giới chủ và giới thợ phải đóng góp một khoản tiền nhất định hàng tháng được tính toán chặt chẽ dựa trên cơ sở xác xuất rủi ro xảy ra đối với người làm thuê. Số tiền đóng góp của cả chủ và thợ hình thành một quỹ tiền tệ tập trung trên phạm vi quốc gia. Quỹ này còn được bổ sung từ ngân sách Nhà nước khi cần thiết nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động khi gặp phải những biến cố bất lợi. Chính nhờ những mối quan hệ ràng buộc đó mà rủi ro, bất lợi của những người lao động được dàn trải, cuộc sống của người lao động và gia đình họ ngày càng được bảo đảm ổn định. Giới chủ cũng thấy mình có lợi và được bảo vệ, sản xuất kinh doanh diễn ra bình thường, tránh được những xáo trộn không cần thiết. Vì vậy, nguồn quỹ tiền tệ tập trung được thiết lập ngày càng lớn và nhanh chóng. Khả năng giải quyết các phát sinh lớn ngày càng đảm bảo.

    Toàn bộ những hoạt động với những mối quan hệ ràng buộc chặt chẽ trên được thế giới quan niệm là bảo hiểm xã hội đối với người lao động. Như vậy, bảo hiểm xã hội là sự đảm bảo thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập đối với người lao động khi họ gặp phải những biến cố làm giảm hoặc mất khả năng lao động, mất việc làm trên cơ sở hình thành và sử dụng một quỹ tiền tệ tập trung nhằm đảm bảo đời sống cho người lao động và gia đình họ góp phần đảm bảo an toàn xã hội.
    B. NỘI DUNG

    Tính chất đa dạng của các loại rủi ro xâm hại lợi ích của xã hội đòi hỏi có nhiều hình thức bảo hiểm. Căn cứ vào phương thức hình thành, tính chất và mục đích sử dụng các loại quỹ bảo hiểm tập trung mang tính cộng đồng mà người ta phân loại nhiều hình thức bảo hiểm. Trong đó bảo hiểm xã hội là hình thức chủ yếu.

    I. BẢO HIỂM XÃ HỘI MỘT BỘ PHẬN AN TOÀN CỦA XÃ HỘI

    Duy trì trật tự xã hội là một trong những cái đích quan trọng mà bất cứ một thể chế chính trị, một giai cấp hay một quốc gia nào muốn tồn tại đều phải đạt được. Việc duy trì trật tự xã hội có sự đóng góp không nhỏ của các giải pháp công cộng hướng vào giải quyết hậu quả của những sự kiện khác nhau thường gọi là “rủi ro xã hội”. Chính những giải pháp này được gọi là an toàn xã hội hay đảm bảo xã hội. Trong lịch sử phát triển loài người lúc này hay lúc khác, sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình đã được thực hiện. Tuy nhiên chỉ đến khi công nghiệp xuất hiện, các cơ chế bảo vệ đó mới được thực hiện tương đối có hệ thống. Lần đầu tiên xuất hiện từ an toàn xã hội trong một đạo luật của Mỹ (Luật 1935 về an toàn xã hội). Luật này quy định các đối tượng được bảo vệ là những người già yếu, tàn tật, thất nghiệp, chết. Năm 1938 từ an toàn xã hội được sử dụng tiếp trong một đạo luật của Nuizilân và năm 1941 được sử dụng trong hiến chương Đại tây Dương. Đến năm 1952, hội nghị toàn thể ILO đã thông qua công ước 102 về an toàn xã hội trên cơ sở có sự nhận thức đúng đắn, sự kiểm nghiệm trên thực tế về cơ chế bảo vệ này. Theo định nghĩa của ILO thì an toàn xã hội là sự bảo vệ của xã hội đối với các thành viên của mình thông qua các biện pháp công cộng nhằm chống lại những khó khăn về kinh tế và xã hội do bị ngừng hoặc giảm thu nhập gây ra bởi ốm đau, thai sản, tai nạn, thất nghiệp, thương tật, tuổi già và chết, việc cung cấp chăm sóc y tế và việc trợ cấp cho các gia đình đông con. Như vậy đây là một lĩnh vực có nội dung rộng lớn, được cấu thành bởi các bộ phận:

    BHXH cho người lao động
    Trợ giúp xã hội
    Trợ cấp từ cộng đồng
    Trợ cấp gia đình
    Trợ cấp từ quỹ dự phòng quốc gia
    Sự bảo vệ trách nhiệm của người sử dụng lao động

    Với nội dung rộng lớn, an toàn xã hội là đối tượng nghiên cứu của nhiều nghành khoa học khác nhau như xã hội học, kinh tế học, luật học, chính trị học . Trong hệ thống an toàn xã hội này, BHXH là một bộ phận cơ bản nhất, quan trọng nhất.

    BHXH là sự liên kết của những người lao động thông qua sự san sẻ trách nhiệm bằng đóng phí BHXH xuất phát từ lợi ích chung của người lao động và người sử dụng lao động.
    Việc tham gia BHXH là bắt buộc trừ một số trường hợp ngoại lệ.

    Nguồn thu BHXH thông qua sự đóng góp của các bên trong quan hệ BHXH bao gồm người lao động, người sử dụng lao động và Nhà nước trong một số trường hợp. Sự đóng góp này thể hiện mối quan hệ lợi ích, trách nhiệm, nghĩa vụ của ba bên, xuất phát từ lợi ích chung của sự an toàn, ổn định và phát triển xã hội.

    Các nguồn thu BHXH được tập trung vào một quỹ không nằm trong ngân sách của Nhà nước để chi trả trợ cấp cho người được hưởng BHXH và các hoạt động quản lý BHXH.

    Quyền lợi của BHXH không gắn với bất cứ chỉ tiêu nào về nhu cầu và tài sản của người được hưởng.

    Như vậy, BHXH là một chính sách rất nhân văn nhưng lại có những quy định chặt chẽ dựa trên cơ sở khách quan và phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của mỗi nước chứ không dựa trên ý chí chủ quan.

    Bảo hiểm xã hội là một trong những chính sách rất quan trọng và cần thiết của xã hội. Đó là một bộ phận an toàn của xã hội.
     
Đang tải...