Tiểu Luận Nội dung và vai trò của fdi

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/ KHÁI QUÁT VỀ FDI:

    Để thực hiện các hoạt động sản xuất kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng và
    phát triển kinh tế, thì vấn đề quan trọng nhất là phải cần có vốn.
    Vốn có hai loại chủ yếu là vốn trong nước và vốn nước ngoài.
    Đối với các nước đang phát triển, thì vấn đề thu hút vốn nước ngoài để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế là yếu tố vô cùng quan trọng và được nhiều nước quan tâm, trong đó có nước ta.
    Tổ chức thương mại thế giới đưa ra định nghĩa như sau về FDI: (Foreign Direct Investment)
    Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được một tài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản đó. Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chính khác. Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh. Trong những trường hợp đó, nhà đầu tư thường hay đựoc gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công ty con" hay "chi nhánh công ty"

    Quan điểm của Lê Nin về FDI
    Theo Lê Nin, trong giai đoạn cạnh tranh tự do, đặc điểm của chủ nghĩa tư bản là xuất khẩu hàng hoá, còn trong giai đoạn hiện đại là xuất khẩu tư bản. Ông cho rằng: xuất khẩu tư bản là một đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa tư bản hiện đại. Do tư bản tài chính trong quá trình phát triển đã xuất hiện hiện tượng "tư bản thừa ", thừa so với tỉ suất lợi nhuận thấp nếu phải đầu tư trong nước, còn nếu đầu tư ra bên ngoài thì tỉ suất lợi nhuận sẽ cao hơn. Theo ông: “Chừng nào chủ nghĩa tư bản vẫn là chủ nghĩa tư bản, số tư bản thừa không phải dùng để nâng cao mức sống của quần chúng trong nước đó, vì như thế sẽ làm giảm bớt lợi nhuận của bọn tư bản- mà là để tăng thêm lợi nhuận bằng cách xuất khẩu tư bản ra nước ngoài, vào những nước lạc hậu. Trong các nước lạc hậu này, lợi nhuận thường cao vì tư bản hãy còn ít, giá đất đai tương đối thấp, tiền công hạ, nguyên liệu rẻ”(1) . Xuất khẩu tư bản có ảnh hưởng tới nguồn vốn đầu tư của các nước xuất khẩu tư bản, nhưng lại giúp cho những tổ chức độc quyền thu được lợi nhuận cao ở nước ngoài. Ngoài ra xuất khẩu tư bản còn bảo vệ chế độ chính trị ở các nước nhập khẩu tư bản và ít nhiều có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế, kỹ thuật. Nhưng thực tế nhân dân ở các nước nhập khẩu tư bản bị bóc lột nhiều hơn, sự lệ thuộc về kinh tế và kỹ thuật tăng lên và từ đó sự phụ thuộc về chính trị là khó tránh khỏi.
    Lê Nin cho rằng : “ Việc xuất khẩu tư bản ảnh hưởng đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản và thúc đẩy hết sức nhanh sự phát triển đó trong những nước đã được đầu tư . Cho nên nếu trên một mức độ nào đó việc xuất khẩu có thể gây ra một sự ngưng trệ nào đó trong sự phát triển của các nước xuất khẩu tư bản ”(2)

    II. NỘI DUNG VÀ VAI TRÒ CỦA FDI

    1. Bản chất của FDI.
    Sự phát triển của đầu tư trực tíêp nước ngoài được quy đinh hoàn toàn bởi
    quy luật kinh tế khách quan với những điều kiện cần và đủ chín muồi nhất định. .
    Sự thay đổi thái độ từ ban đầu là “chống lại” qua “chấp nhận” đến “hoan
    nghênh”, đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể xem là yếu tố tác động làm tạo ra
    những bước thay đổi nhận thức theo hướng ngày càng đúng hơn và chủ động
    hơn của con người đối với quy luật kinh tế khách quan về sự phát triển sức sản
    xuất xã hội và phân công lao động xã hội đang mở ra một cach thực tế trên quy
    mô quốc tế.Xu hướng này có ý nghĩa quyết định trong viêc chi phối các biểu
    hịên khác nhau cuả đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    Quan hệ kinh tế quốc tế đã hình thành nên các dòng lưu chuyển vốn chủ
    yếu: Dòng vốn từ các nước đang phát triển đổ vào các nước đang phát triển;
    dòng vốn lưu chuyển trong nội bộ các nước phát triển. Sự lưu chuyển của các
    dòng vốn diễn ra dưới nhiều hinh thức như : Tài trợ phát triển chính thức (gồm
    viện trợ phát triển chính thức ODA và các hình thức khác), nguồn vay tư nhân (tín dụng từ các ngân hàng thương mại) và đầu tư trực tiếp nước ngoài. Mỗi nguồn vốn có đặc điểm riêng của nó.
    Nguồn tài trợ phát triển chính thức là nguồn vốn do các tổ chức quốc tế, chính phủ (hoặc cơ quan đại diện chính phủ) cung cấp. Loại vốn này có ưu điểm là có sự ưu đãi nhất định về lãi suất, khối lượng cho vay lớn và thời hạn vay tương đối dài. Để giúp các nước đang phát triển, trong loại vốn này đã giành một lượng vốn chủ yếu cho vốn viện trợ phát triển chính thức ODA, đây là nguồn vốn có nhiều ưu đãi, trong ODA có một phần là viện trợ không hoàn lại, chiếm khoảng 25% tổng số vốn. Tuy vậy không phải khoản ODA nào cũng dễ dàng, nhất là loại vốn do các chính phủ cung cấp, nó thường gắn với những ràng buộc nào đó về chính trị, kinh tế, xã hội, thậm chí cả về quân sự. Nguồn vay tư nhân: Đây là nguồn vốn không có những ràng buộc như vốn ODA, tuy nhiên đây là loại vốn có thủ tục vay rất khắt khe, mức lãi suất cao, thời hạn trả nợ rất nghiêm ngặt.
    Nhìn chung sử dụng hai loại vốn trên đều để lại cho nền kinh tế các nước
    đi vay gánh nặng nợ nần – một trong những yếu tố chứa đựng tiềm ẩn nguy cơ
    dẫn đến khủng hoảng, nhất là khủng hoảng về tiền tệ.
    Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
    Trong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, đầu tư trực tiếp nước ngoài là loại vốn có nhiều ưu điểm hơn so với các loại vốn kể trên. Nhất là đối với các nước đang phát triển, khi khả năng tổ chức sản xuất đạt hiệu quả còn thấp thì hiệu quả càng rõ rệt.
    Về bản chất , FDI là sự gặp nhau về nhu cầu của một bên la nhà đầu tư và một bên khác là nước nhận đầu tư.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...