Tiểu Luận Nội dung và phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 hiện nay, ở trường Tiểu học

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A. MỞ ĐẦU
    I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:
    Toán học, một môn học nghiên cứu về thế giới hiện thực và ứng dụng nó vào cuộc sống.
    Môn toán có tác dụng bồi dưỡng trí thông minh, tư duy độc lập, linh hoạt, sáng tạo trong quá trình hình thành nền nếp và tác phong làm việc khoa học.
    Nội dung dạy toán ở lớp 3 kế thừa nội dung giải toán có lời văn ở lớp 1;2 mở rộng và phát triển nội dung phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh lớp 3. Các bài toán: " Gấp, giảm một số lần"; "So sánh hơn, kém nhau một số lần" ở lớp 3 cũ nay được chia nhỏ và tường minh hơn thành 4 dạng toán: " Gấp một số lên nhiều lần'; " Giảm đi một số lần"; ' So sánh số bé bằng một phần mấy số lớn'; "So sánh số lớn gấp mấy lần số bé'.
    Việc đưa các bài toán có nội dung hình học (Tính chu vi diện tích hình chữ nhật, hình vuông) mà toán 3 cũ không có đã góp phần khắc sâu các mạch kiến thức đã học: số học , đại lượng, đo đại lượng nhằm đáp ứng mục tiêu của chương trình Toán 3 mới.
    Chương trình Toán 3 mới đã giảm các bài toán phức tạp, các bài toán “sao” (ở SGK Toán 3 cũ ) và chỉ trình bày các bài toán cơ bản, ít phức tạp, tập chung giải quyết cho học sinh việc học phương pháp giải toán đơn ( có 1 phép tính ) sang giải bài toán hợp ( có hai phép tính ).
    Các bài toán trong SGK Toán 3 đã lựa chọn nội dung đảm bảo tính cập nhật, gắn liền với cuộc sống, gần gũi xung quanh trẻ và tình huống “ có thực” đối với học sinh lớp 3. Tăng cường các bài tập thực hành và rèn luyện kĩ năng giải toán như: Trình bày, diễn đạt nói và viết ( tóm tắt bài toán, lập đề toán, nêu câu lời giải ) Cùng thao tác tư duy trong giải toán ( phân tích bài toán, tìm yêu cầu của bài toán, liên hệ giữa “cái chưa biết và “ cái đã biết ” để tìm cách giải. Điều này còn được thể hiện qua các bài tập thực hành rèn luyện kĩ năng giải toán có nội dung hình học ( Tính chu vi, diện tích hình chữ nhật, hình vuông ).
    Chính vì những lí do trên nên tôi quyết định chọn đề tài: “Nội dung và phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3, trường Tiểu học Đức Hòa - Sóc Sơn - Hà Nội.
    Với mong muốn tìm hiểu sâu đề tài để góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán ở Tiểu học cho bản thân ở những năm tiếp theo.

    II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Nghiên cứu đề tài gồm những mục tiêu sau:
    - Tìm hiểu kĩ về nội dung chương trình Toán 3, cụ thể là mạch kiến thức: "Giải toán có lời văn"
    - Tìm hiểu phương pháp giải toán có lời văn ở Toán 3 để nhằm góp phần vào việc nâng cao chất lượng dạy giải toán 3.
    III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
    - Tìm hiểu SGK, vở bài tập, SGV môn toán 3.
    - Tìm hiểu yêu cầu kiến thức, kĩ năng cần đạt được khi dạy giải toán ở Tiểu học.
    - Tìm hiểu nội dung, phương pháp dạy học các dạng toán có lời văn ở lớp 3.
    - Trình bày cụ thể một số bài dạy.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...