Tài liệu Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết

Thảo luận trong 'Thiết Kế Web' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ TÀI: Nội dung và hình thức chuyển tải thông tin trên báo Tết

    MỞ ĐẦU

    1. LƯ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
    Dân tộc Việt Nam có một nền văn hoá lâu đời và quư báu. Đó là những giá trị tư tưởng, đạo đức, các công tŕnh kiến trúc, các tác phẩm văn học nghệ thuật, những phong tục tập quán, lễ hội . đă được h́nh thành trong suốt mấy ngh́n năm lịch sử. Trong đó, các phong tục cổ truyền mang đậm nét bản sắc của từng vùng, miền cũng như của toàn dân tộc Việt Nam. Mét trong những phong tục thiêng liêng nhất, gần gũi nhất đối với mỗi người Việt Nam vẫn tồn tại đến ngày nay, là Tết Nguyên đán cổ truyền.
    Việt Nam là nước phương Đông có nền văn minh lúa nước lâu đời. Công việc đồng áng vất vả suốt năm, chỉ khi mùa xuân về, cũng là lúc công việc đă xong xuôi. Tết Nguyên đán là dịp để nghỉ ngơi, gia đ́nh sum họp, con cháu tưởng nhớ về ông bà, tổ tiên. Người ta quên đi những lo lắng thường ngày để hưởng trọn niềm vui trong những ngày Tết và mong một năm mới tốt đẹp. Tết Nguyên đán là cái Tết mở đầu cho năm mới, có ư nghĩa thiêng liêng trong tâm thức mỗi người Việt Nam.
    Là mét Ên phẩm xuất bản định kỳ, nhằm chuyển tải tất cả các thông tin từ chính trị, kinh tế đến văn hoá, xă hội đến người đọc, báo chí đă và đang phát huy vai tṛ của ḿnh trong đời sống tinh thần của xă hội. Đă thành thông lệ, cứ vào dịp Tết hằng năm, các báo, tạp chí đều cho ra những số chuyên san, đặc san về Tết Nguyên đán. Số báo này được chuẩn bị rất công phu, lựa chọn bài vở kỹ càng từ hàng tháng trước nên chất lượng cao. Báo Tết, về nội dung và h́nh thức đều có những nét khác biệt đáng kể so với những số báo thường ngày. Báo Tết c̣n được trưng bày, triển lăm tại Hội Báo Xuân, một sinh hoạt văn hoá đă trở thành thường niên mỗi dịp Tết đến. Báo Tết dần dần đă trở thành món quà Tết, quà xuân đầy ư nghĩa cho mọi nhà.
    [​IMG]Báo Tết có ư nghĩa quan trọng trong đời sống văn hoá tinh thần, song từ trước đến nay hầu như chưa có một công tŕnh khoa học đi sâu nghiên cứu, về nă. Một số bài viết về báo Tết đăng trên tạp chí Người làm báo, báo Nhà báo và công luận . chỉ mang tính chất giới thiệu, chưa đi sâu t́m hiểu cả về nội dung lẫn h́nh thức của báo Tết, rót ra đặc trưng, bản sắc riêng của báo Tết so với các số báo thường ngày. Trong Pḥng Tư liệu của Khoa Báo chí hiện nay chúng tôi chỉ t́m thấy duy nhất một khoá luận tốt nghiệp t́m hiểu về báo Tết, song mới chỉ dừng lại ở mảng đề tài “Phong tục cổ truyền trên báo Tết”.
    Sở dĩ người viết chọn đề tài: “Nội dung và h́nh thức chuyển tải thông tin trên báo Tết” v́ báo Tết là số báo khá độc đáo của báo chí Việt Nam mà báo chí các nước trên thế giới hầu như không có. Mặt khác, chọn đề tài này, tác giả có điều kiện đi sâu khảo sát, t́m ra những đặc trưng, bản sắc riêng của báo Tết mà các số báo thường không có được, thấy được ưu điểm và hạn chế của báo Tết. Hơn nữa đây là dịp để người viết vận dụng những kiến thức lư luận báo chí đă học để khảo sát nội dung và h́nh thức của báo Tết, nhằm có những so sánh, đánh giá, từ đó rót ra kết luận. Tất cả những điều Êy là bài học thực tiễn quư giá, giúp Ưch cho việc rèn nghề, chuẩn bị cho tương lai.
    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU.
    Khoá luận sẽ đi sâu nghiên cứu tất cả các yếu tố nội dung và h́nh thức thể hiện trên báo Tết là một công việc lư thú nhưng rất khó khăn. Do tŕnh độ c̣n hạn chế, lại tiến hành trong thời gian ngắn, trong khuôn khổ có hạn của một khoá luận tốt nghiệp, người viƠt xin đi vào nghiên cứu một số yếu tố nội dung và h́nh thức tiêu biểu trên các tờ báo Tết: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mớiBắc Ninh các năm 1999, 2000, 2001.
    Giới hạn đề tài như vậy, may ra người viết cũng mới chỉ bước đầu tiếp cận những đặc điểm sơ lược về nội dung và h́nh thức chuyển tải thông tin trên báo Tết. Cụ thể, đề tài sẽ đi sâu nghiên cứu về các nội dung thông tin: chính trị, kinh tế - xă hội, văn hoá - thể thao cùng với một số thể loại chủ yếu và các yếu tố ma-két tiêu biểu để chuyển tải nội dung thông tin trong các số báo Tết nói trên.
    3. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.
    3.1 Mục đích:
    Đi sâu nghiên cứu đặc điểm về nội dung và h́nh thức của báo Tết, cố gắng đưa ra một cái nh́n tổng quát về báo Tết, qua đó rót ra được những nét đặc trưng, kể cả những ưu nhược điểm và bản sắc riêng của từng tờ báo. Mặt khác, qua đề tài nghiên cứu tác giả cố gắng rót ra một số kinh nghiệm nhằm áp dụng vào thực tiễn làm và tŕnh bày báo Tết.
    3.2 Nhiệm vô:
    - Sưu tầm, phân loại, khảo sát, phân tích nội dung của các bài viết trên 8 tờ báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mớiBắc Ninh số Tết 1999, 2000, 2001.
    - T́m hiểu những đặc điểm nội dung khu biệt của các tờ báo khảo sát.
    - T́m hiểu h́nh thức chuyển tải thông tin của các bài báo đó, chỉ ra phong cách, bản sắc riêng của từng tờ báo trong h́nh thức chuyển tải thông tin.
    - Trên cơ sở phân tích ưu, nhược điểm của các tờ báo Tết khảo sát, dựa trên những kiến thức báo chí đă học, đề xuất một số ư kiến trong việc thể hiện nội dung và h́nh thức các bài viết trên số báo Tết.
    4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.
    Vận dụng các phương pháp nghiên cứu như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử; phương pháp chọn lọc, thống kê; phương pháp so sánh, đối chiếu; phương pháp quy nạp, diễn dịch v.v
    5. CẤU TRÚC KHOÁ LUẬN.
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, phần chính của khoá luận chia làm 3 chương:
    Chương 1: Vai tṛ, ư nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần.
    Chương này chủ yếu là phần dẫn luận về Tết Nguyên đán, và các phong tục, lễ hội trong ngày Tết, về vai tṛ của báo chí nói chung, ư nghĩa của báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần của dân téc ta.
    Chương 2: Nội dung thông tin chủ yếu trên báo Tết.
    Qua việc sưu tầm, thống kê, phân loại bài viết trên các báo: Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam, Giáo dục và Thời đại, Nông thôn ngày nay, Hà Nội mới Bắc Ninh số Tết 1999, 2000, 2001, người viết cố gắng đưa ra bức tranh tổng quát về những nội dung thông tin chủ yếu trên báo Tết, đồng thời thấy được những đặc điểm nội dung khu biệt của các tờ báo Tết được khảo sát.
    Chương 3: H́nh thức chuyển tải thông tin tiêu biểu trên báo Tết.
    Chương này đi sâu phân tích các thể loại chủ yếu được sử dụng trong các bài viết, các yếu tố ma-két tiêu biểu của 8 tờ báo Tết. Từ đó, cố gắng đưa ra phong cách, bản sắc riêng của mỗi tờ báo trong h́nh thức chuyển tải thông tin.




    CHƯƠNG 1
    VAI TR̉, Ư NGHĨA CỦA BÁO CHÍ NÓI CHUNG VÀ BÁO TẾT NÓI RIÊNG TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN

    1.1 VAI TR̉ CỦA BÁO CHÍ.
    Báo chí là một hiện tượng xă hội đặc biệt, được h́nh thành và phát triển qua một quá tŕnh lâu dài, phức tạp cùng với sự vận động và phát triển của xă hội loài người. Mặc dù ra đời muộn hơn so với các h́nh thái ư thức xă hội khác nhưng báo chí đă trở thành một trong những lĩnh vực xung kích bởi khả năng phản ánh hiện thực của nó. Từ khi xuất hiện đến nay, báo chí luôn năng động trong việc phản ánh hiện thực đa dạng, sinh động và luôn vận động phát triển. Tuy giống như các h́nh thái ư thức xă hội khác, lấy hiện thực khách quan làm đối tượng để phản ánh nhưng báo chí có những cách thức riêng của ḿnh để phản ánh hiện thực với mục đích tác động tới nhiều tầng lớp xă hội, với những mối quan tâm, sở thích và nhu cầu không giống nhau. Chính điều này đă khiến cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng răi nhất, năng động nhất mà hiếm một h́nh thái ư thức xă hội nào có được.
    Hiện thực được tái hiện trên báo chí phải là một hiện thực sôi động, tiêu biểu và luôn luôn đổi mới, những điều vừa xảy ra, đang xảy ra và chắc chắn sẽ xảy ra. Tuy nhiên không v́ thế mà hiện thực được phản ánh trên báo chí chỉ có ư nghĩa và giá trị thông tin tức thời. “Khi cuộc đời không lặp lại, sự kiện không tự nảy sinh hai lần th́ tác phẩm nào miêu tả được chân thực nhất, sinh động nhất cái thời điểm thiên tải nhất th́ và hiện tượng có một không hai sẽ trở thành bất tử” [4; 80]. Nhiều bài báo do đề cập tới những vấn đề thực sự tiêu biểu, điển h́nh của đời sống, lại được thể hiện dưới ng̣i bút của các nhà báo tài năng, nên có sức sống lâu bền. Tác phẩm của các nhà báo nổi tiếng trong lịch sử báo chí Việt Nam như: Ngô Tất Tố, Vũ Trọng Phụng, Tam Lang, Trường Chinh, Hồng Hà, Thép Mới . và những nhà báo nước ngoài có tên tuổi như Giôn-rit, Bớc-sét, B. Pô-lê-vôi, I. Ê-ren-bua . vẫn c̣n nguyên giá trị cho tới ngày nay.
    Có thể nói báo chí là phương tiện thông tin đại chúng quan trọng và thiết yếu đối với đời sống xă hội “nó từng ngày, từng giờ đi vào mỗi gia đ́nh, thôn xóm, phố phường như là một người bạn, người đồng chí, người cố vấn, người đưa đường chỉ lối cho mỗi người bất kể già trẻ, lớn bé trong cuộc sống thường nhật cũng như giữa những biến cố lớn lao của đất nước và thế giới” [12; 7]. Báo chí là loại h́nh hoạt động thông tin mang tính chính trị, xă hội. Báo chí bao giờ cũng là công cụ, phương tiện, vũ khí sắc bén của một giai cấp, để truyền bá tư tưởng, bảo vệ lợi Ưch và duy tŕ địa vị thống trị của chế độ trong từng giai đoạn lịch sử nhất định. Các lănh tụ cách mạng, các nhà kinh điển như Các Mác, Ănghen, Lênin, Hồ Chí Minh . đồng thời là những nhà báo lỗi lạc. Họ đă sử dụng báo chí như một vũ khí đấu tranh sắc bén. Báo chí là phương tiện thông tin phản ánh, b́nh luận, giải thích một cách nhanh chóng, rộng răi, hiệu quả nhất cho công chúng về tất cả các sự kiện, hiện tượng, quá tŕnh, con người xảy ra hàng ngày trong nước và trên thế giới. Báo chí cũng là công cụ tạo dựng và định hướng dư luận xă hội một cách mạnh mẽ và hiệu quả nhất. Sự h́nh thành, tồn tại và phát triển của báo chí suốt hơn bốn thế kỷ qua đă khẳng định báo chí có một vai tṛ, vị trí hết sức to lớn trong đời sống xă hội.
    Báo chí Việt Nam mặc dù ra đời muộn hơn so với thế giới nhưng có những bước phát triển nhanh chóng, không ngừng lớn mạnh cùng với sự nghiệp đấu tranh cách mạng của Đảng, của dân tộc, đóng góp xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay, nước ta có gần 500 cơ quan báo chí, xuất bản với khoảng 600 triệu Ên phẩm, bao gồm nhật báo, báo thưa kỳ, tạp chí, bản tin . Mặt khác, việc phát hành báo chí đă không ngừng mở rộng phạm vi và quy mô. Các tờ báo có tính chất toàn quốc như Nhân dân, Lao động, Tiền phong, Phụ nữ Việt Nam . ngày càng có mặt đều khắp các địa phương trong cả nước một cách nhanh chóng hơn nhờ sự phát triển của kỹ thuật truyền báo, điều kiện giao thông vận tải. Cùng với những thành tựu bước đầu rất quan trọng của nước ta trong sự nghiệp đổi mới, báo chí cũng tự đổi mới và phát triển cả về số lượng và chất lượng, nội dung và h́nh thức, góp phần giữ ǵn sự ổn định chính trị, thúc đẩy công cuộc đổi mới phát triển toàn diện.
    Trong quá tŕnh hoạt động thực tiễn, Đảng, Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai tṛ to lớn của báo chí. Trong bài phát biểu tại Hội nghị báo chí - xuất bản toàn quốc tại Hà Nội (22 - 24/8/1997), Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định: “Báo chí - xuất bản đă góp phần xứng đáng vào sự nghiệp nâng cao dân trí, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt đẹp, bản sắc văn hoá dân tộc ., thực hiện ngày càng tốt hơn vai tṛ diễn đàn của nhân dân, góp phần tăng cường ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xă hội, làm phong phú thêm đời sống văn hoá tinh thần của toàn xă hội” [9; 1-3].
    Trước hết, báo chí có vai tṛ rất to lớn trong việc đảm bảo định hướng tư tưởng, góp phần giữ ǵn ổn định chính trị xă hội. Có thể nói đây là trách nhiệm quan trọng, sống c̣n của nền báo chí chúng ta. Ngày nay, để xây dựng, phát triển đất nước, th́ ngoài vốn, công nghệ và lao động ra, sự ổn định chính trị - xă hội là một điều kiện tất yếu.
    Báo chí là một nhân tố, một phương tiện có sức mạnh đặc biệt to lớn trong việc hướng dẫn nhận thức, h́nh thành dư luận xă hội tích cực. Dư luận xă hội tích cực là tiền đề quan trọng cho trạng thái chính trị - xă hội ổn định. Khi báo chí tự đánh mất niềm tin, đánh mất định hướng chính trị, trở thành lực lượng tiêu cực, nó sẽ là lực cản phá hoại ghê gớm đối với sự ổn định của chế độ. Hàng ngày, hàng giờ, từng tờ báo, tạp chí tác động vào tâm thức con người. Những thông tin lặp đi lặp lại liên tục sẽ ngấm ngầm điều chỉnh hoặc h́nh thành những hành vi của các thành viên xă hội. Đẩy những hành vi Êy đi theo hướng nào, tích cực hay tiêu cực là tuỳ thuộc vào liều lượng, quy mô, tính chất của ḍng thông tin mà báo chí cung cấp cho xă hội.
    Ngày nay, tuy xu hướng của thế giới đă chuyển từ thời kỳ đối đầu sang thời kỳ hợp tác phát triển, nhưng sẽ rất sai lầm nếu quên rằng một khi c̣n có sự đối nghịch về lợi Ưch giai cấp, quốc gia, dân tộc th́ kẻ thù c̣n t́m mọi cách để phá hại công cuộc xây dựng chủ nghĩa xă hội của ta, để áp đặt những quan điểm có lợi cho chúng. Mặt khác, sự quốc tế hoá thông tin báo chí làm cho nguồn tin của từng quốc gia trở thành đối tượng của báo chí mọi quốc gia. Trong điều kiện Êy, vấn đề bảo đảm định hướng tư tưởng, phát hiện và đấu tranh làm thất bại những âm mưu thủ đoạn phá hoại của kẻ thù, giữ vững ổn định chính trị - xă hội càng trở thành một vấn đề phức tạp, một trách nhiệm nặng nề của báo chí.
    Thứ hai, báo chí có vai tṛ quan trọng trong việc quản lư xă hội, quản lư đất nước. Nói cách khác, nó thực hiện “vai tṛ báo chí như cầu nối giữa Đảng và Nhà nước với nhân dân; như phương tiện bảo đảm ḍng thông tin hai chiều để tạo ra sự hài hoà giữa ư Đảng với ḷng dân; như cơ quan tham mưu, tư vấn cho Đảng và Nhà nước trong việc sửa chữa những chính sách không phù hợp, h́nh thành những chính sách mới đúng đắn, kịp thời” [16; 11]. Khả năng của báo chí trong lĩnh vực quản lư xă hội được triển khai theo các hướng: “cung cấp kịp thời thông tin về hiện trạng kinh tế - xă hội; tuyên truyền, giải thích, hướng dẫn tổ chức thực hiện các chính sách kinh tế - xă hội; kiểm tra, dánh giá tính chất hợp lư của các chính sách đang thực hiện. Trên thực tế báo chí đă và đang tham gia vào quá tŕnh hoạch định và hoàn thiện các chính sách kinh tế - xă hội” [16; 12]. Đây là yêu cầu đặt ra cho báo chí trong thời kỳ đổi mới, đ̣i hỏi báo chí phải đi sâu vào thực tiễn đất nước, góp phần tổng kết và phổ biến kịp thời những bài học kinh nghiệm, tham gia năng động vào quá tŕnh hoạch định, hoàn thiện các chính sách kinh tế - xă hội của Đảng và Nhà nước.
    Thứ ba, giữ ǵn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, tiếp thu tinh hoa của văn hoá nhân loại, góp phần xây dựng con người Việt Nam hiện đại, văn minh, hoà nhập với cộng đồng thế giới mà vẫn giàu “chất Việt Nam” là một vai tṛ quan trọng của báo chí. Công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay diễn ra trong hoàn cảnh sức Đp của cuộc sống vật chất dễ xô đẩy con người về phía những quan điểm, thái độ thực dụng. Quá tŕnh quốc tế hoá kinh tế đang từng bước biến cả địa cầu thành một môi trường văn hoá duy nhất, giúp các dân tộc xích lại gần nhau, tự hoàn thiện, làm giàu ḿnh lên nhờ tiếp thu, học hỏi các dân tộc khác. Nhưng các thói hư tật xấu cũng dễ xâm nhập, tác động xấu đến nền văn hoá của từng quốc gia, phá vỡ những giá trị truyền thống. Hoạt động “diễn biến hoà b́nh” của các thế lực thù địch quốc tế chống lại dân tộc ta, chế độ ta đă và đang diễn ra trong lĩnh vực văn hoá. Chúng t́m mọi cách đưa vào nước ta những sản phẩm văn hoá phản động, đồi truỵ, nhằm đầu độc thanh niên, lôi cuốn họ vào lối sống hưởng lạc, thực dụng, quên dần trách nhiệm, mờ dần niềm tin đối với với đất nước, với nhân dân. Thực trạng Êy đặt ra cho báo chí một vai tṛ, trách nhiệm hết sức nặng nề - vừa là người bảo vệ đồng thời là người xây dựng văn hoá.
    Thứ tư, báo chí có vai tṛ to lớn trong việc nâng cao dân trí. Nó có thể chuyển tải tới người đọc không chỉ những tri thức cụ thể, trực tiếp mà c̣n thông qua nhiều h́nh thức tác động để nâng cao tŕnh độ nhận thức, giúp con người hoàn thiện về văn hoá, lối sống. Là nước nông nghiệp lạc hậu với đa số cư dân nông thôn, việc nâng cao dân trí không chỉ đơn thuần là trang bị những tri thức phổ thông, mà làm sao nhanh chóng nâng cao tri thức của nhân dân, bắt kịp tŕnh độ các nước phát triển. Có thể nói báo chí đă và đang đóng vai tṛ to lớn trong việc nâng cao dân trí cho mọi người, là “trường đại học của nhân dân”.
    Cuối cùng, mét vai tṛ quan trọng khác của báo chí không thể không nhắc tới là giải trí. Trước đây, vai tṛ này Ưt được chú ư trong báo chí cũng như trong văn học, nghệ thuật. Khi cuộc sống vật chất đầy đủ hơn, xuất hiện nhu cầu giải trí, nhất là trong cuộc sống hiện đại. Báo chí là sản phẩm văn hoá tinh thần mang tính giải trí cao do chất lượng thông tin cao, được chuyển tải sinh động, hấp dẫn. Không chỉ thực hiện vai tṛ giải trí đơn thuần mà trên thực tế, vai tṛ giải trí gắn liền với vai tṛ thông tin, nâng cao dân trí, phát triển văn hoá của báo chí. Báo chí c̣n thông qua giải trí để giáo dục chính trị tư tưởng, giáo dục đạo đức thẩm mỹ cho công chúng. Ngày nay, báo chí được coi là loại h́nh giải trí mang tính “tri thức”, là “món ăn” không thể thiếu trong đời sống tinh thần.
    1.2 Ư NGHĨA CỦA BÁO TẾT TRONG ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ TINH THẦN.
    1.2.1 Tết Nguyên đán trong đời sống văn hoá tâm linh người Việt.
    Tết Nguyên đán cổ truyền là một nét đẹp truyền thống của dân tộc ta. Bản sắc văn hoá Việt Nam biểu hiện rơ nhất qua những ngày Tết. Tết là mốc khởi đầu sinh hoạt văn hoá dân tộc trong một năm, phản ánh sâu đậm những triết lư nhân văn, đời sống tinh thần phong phú của người Việt. Ngày Tết, người ta quên đi những lo toan thường nhật để sống vui vẻ hơn. “Bao nhiêu những điều không tốt đẹp đă lui trở lại với năm cũ để cho năm mới được tinh hảo, đem lại cho con người toàn những điều hy vọng” [1; 48]. Với tinh thần “chín bỏ làm mười”, ngày Tết xoá đi mọi điều xích mích, mọi người khoan dung, hiểu biết , gắn bó với nhau hơn. Ngày Tết trở thành dịp để t́nh cảm tốt đẹp của con người được củng cố và nâng cao.
    Người dân Việt Nam rất thiết tha với Tết, nhất là ở nông thôn. Quanh năm vất vả, bận rộn, Tết mới là dịp để con người nghỉ ngơi, v́ vậy nhu cầu giải trí cũng tăng lên. Bao nhiêu lo nghĩ được gác sang một bên để hưởng thú xuân trọn vẹn. “Người ta đón Tết một cách nồng nàn, người ta đợi Tết một cách trịnh trọng, người ta vui Tết một cách náo nhiệt hân hoan” [1; 21]. Những sinh hoạt văn hoá ngày Tết rất đa dạng và độc đáo (phong tục, lễ hội, tṛ chơi .) từ lâu đă đi vào tâm khảm mỗi người, góp phần làm nên bản sắc văn hoá Việt Nam. Vượt qua thời gian, cái tinh tuư của mỹ tục cổ truyền ngày Tết vẫn luôn dồi dào sức sống, vẫn làm cho Tết thêm ư nghĩa. “Trên thế giới này, chẳng mấy nước lại có cái Tết linh đ́nh, trọng thể, vui tươi, đậm đà tính truyền thống văn hoá như Tết ở Việt Nam ta” [21; 60].

    1.2.2 Ư nghĩa của báo Tết trong đời sống văn hoá tinh thần.
    Báo Tết là số báo đặc biệt của một cơ quan báo chí, phát hành để chào mừng Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc. Báo Tết có thể là một số báo độc lập so với hệ thống các số báo thường ngày (không đánh số báo), hoặc là số báo gộp nhiều số lại với nhau tuỳ theo từng cơ quan báo chí. Đây là số báo được chuẩn bị kỹ càng, công phu, có chất lượng cao cả về nội dung và h́nh thức. Để phù hợp với tâm lư công chúng trong dịp Tết, báo Tết về nội dung và h́nh thức đều có những khác biệt đáng kể so với các số báo thường ngày.
    Cách gọi tên báo Tết có chỗ chưa thống nhất, nên nhiều người dễ đồng nhất giữa báo Tết với báo Xuân hay số báo tân niên. Qua t́m hiểu, chúng tôi nhận thấy cách gọi chính xác nhất là: dùng từ “báo Tết” để chỉ số báo chào mừng Tết Nguyên đán cổ truyền, “báo Xuân” để chỉ số báo ra sau số Tết (nếu cơ quan báo chí có khả năng ra được) chào xuân mới. C̣n số báo ra vào dịp Tết dương lịch gọi là số báo “tân niên” để chào mừng năm mới.
    Các nước khác trên thế giới thường không có số báo Tết. Nếu có th́ chỉ là số báo “tân niên” (Tết dương lịch) và nh́n chung không khác so với số báo thường, không thể có hẳn một Ên phẩm báo Tết riêng, mang tính phong tục và gắn với văn hoá truyền thống như Việt Nam. Điều này không phải là họ xem nhẹ văn hoá truyền thống, mà xuất phát từ quan niệm: báo thuần tuư là báo, là thông tin chứ không “lấn” sang sân của các Ên phẩm văn hoá khác. Hơn nữa báo Tết Việt Nam gắn liền với Tết Nguyên đán cổ truyền, tục lệ chỉ có ở vài nước châu Á, trong đó có Việt Nam. “Báo Tết có lẽ là một đặc trưng duy nhất của báo chí Việt Nam, giàu bản sắc riêng, một bản sắc rất Việt Nam” [21; 60].
    Ở Việt Nam, báo Tết phát triển mạnh từ khi báo giới thực hiện “đổi mới báo chí v́ sự nghiệp đổi mới của đất nước”. Những năm 80, báo Tết phải in trên giấy chất lượng xấu, màu sắc đơn điệu, Ưt tranh ảnh, nội dung, h́nh thức không được đa dạng, phong phú và hấp dẫn như hiện nay. Sau đổi mới, nhất là từ những năm 90 trở lại đây, báo chí Việt Nam ngày càng khởi sắc. Nằm trong sự khởi sắc chung của toàn bộ nền báo chí, báo Tết cũng có những tiến bộ đáng kể, phát triển vượt bậc, nội dung phong phú hơn, h́nh thức thể hiện đa dạng, hấp dẫn hơn. Có thể nói, báo Tết ngày càng có ư nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của mỗi người dân khi Tết đến, xuân về.
    Trước hết, báo Tết đă trở thành một “món ăn” tinh thần lành mạnh, bổ Ưch không thể thiếu bên cạnh những lịch, tranh, câu đối v.v trong dịp Tết Nguyên đán cổ truyền. “Mỗi năm khi mùa xuân về, ngoài “Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ, cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh”, người Việt Nam đă quen không thể thiếu một tờ báo Tết, coi đó là món ăn tinh thần độc đáo trong dịp đón năm mới” [15; 15]. Việc xuất bản và thưởng thức báo Tết đă thành một yếu tố của phong tục ngày Tết, được “phong tục hoá”. Có thể nói giờ đây báo Tết đă biến thành một “tục lệ” mà nếu thiếu đi, người dân Việt Nam, đặc biệt là ở các vùng đô thị sẽ cảm thấy niềm vui năm mới chưa trọn vẹn.
    Mức sống của nhân dân ngày càng cao. Đời sống vật chất đầy đủ tạo điều kiện cho đời sống tinh thần phát triển, nhu cầu thưởng thức văn hoá ngày càng lớn. Trong những ngày Tết, con người no đủ không chỉ vật chất mà cả tinh thần:“Đói ba tháng hè, no ba ngày Tết”. Ngay cả khi c̣n khó khăn, thiếu thốn th́ trong ngày Tết, người ta cũng cố gắng khắc phục để lo cho đầy đủ: “Ta c̣n nghèo phố chợ nhà gianh, Nhưng cũng đủ vài tranh treo Tết” (Tố Hữu). Mặt khác, ngày Tết là dịp nghỉ ngơi, nhu cầu giải trí đ̣i hỏi rất cao. Báo Tết đă đáp ứng được các nhu cầu đó.
    Những thông tin phong phó, sinh động trên báo Tết c̣n cung cấp cho bạn đọc kiến thức quư giá về mọi mặt trong đời sống xă hội của năm qua, những dự báo, nh́n nhận bước phát triển của năm tới. Đọc báo Tết, nhân dân thấy được những thành tựu phát triển kinh tế xă hội to lớn mà đất nước đă dành được trong năm qua. Đặc biệt trong chủ đề văn hoá với mảng bài viết về các phong tục, lễ hội Tết cổ truyền, báo Tết được ví như cuốn “bách khoa thư” về phong tục.
    Báo Tết những năm gần đây thường ra rất sớm. Khoảng hơn một tháng trước Tết, hầu hết các báo đều ra “ḷ” rực rỡ như những bông hoa trên các sạp báo chào xuân. Lẫn trong hành trang của những người đi xa về nhà đón Tết, thể nào cũng có một vài tờ báo xuân mua ở quầy báo lúc đợi tàu, xe. Trên bàn làm việc của mọi người chắc chắn sẽ có những tờ báo Tết c̣n thơm mùi giấy mới. Báo Tết đến với mọi gia đ́nh và với mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề khác nhau. Những người đứng tuổi, cán bộ công nhân viên có tờ Nhân dân, Lao động, Hà Nội mới, các mẹ, các chị có tờ Phụ nữ Việt Nam, thanh niên có tờ Tiền phong, các nhà giáo th́ đọc Giáo dục và Thời đại, c̣n những người nông dân trong cả nước được nghiền ngẫmNông thôn ngày nay . Thậm chí, báo Tết c̣n trở thành một món quà, một thứ quà tặng có ư nghĩa đầu xuân. “Chàng sinh viên học ở Hà Nội, đến chơi nhà cô bạn học hồi phổ thông, nay đang học cao đẳng sư phạm, quà tặng đầu xuân ư nghĩa nhất là một tờ báo Tết Sinh viên Việt Nam. Năm ngoái, đến thăm thầy giáo trước khi về quê ăn Tết, tôi đă tặng thầy món quà xuân bằng một tờ báo Tết Thuốc và sức khoẻ. Thầy nhận mà vui mừng và cảm động v́ món quà ư nghĩa của học tṛ” [19; 53]. Nhiều gia đ́nh có thói quen mua nhiều báo Tết, coi như tổ chức một hội báo “mini” trong nhà. Đọc báo Tết không phải đọc ngay lập tức hết tờ báo mà đọc dần dần, “nghiền ngẫm” từ từ, v́ dung lượng báo lớn, tính thời sự không cao như các số b́nh thường nên không cần phải đọc ngay để biết tin tức.
    Sự phát triển của báo Tết Việt Nam những năm gần đây được đánh dấu bằng các Hội Báo Xuân. Tất nhiên, ở đây nên hiểu “Hội Báo Xuân” không phải chỉ có “báo Xuân” mà c̣n bao hàm cả “báo Tết”, thậm chí c̣n có nghĩa là “hội báo Tết”. Hội Báo Xuân cần hiểu là hội báo tổ chức vào ngày xuân, mùa xuân. Hội Báo Xuân, ngày hội trưng bày các tờ báo Tết được xem là món quà quư giá nhất của giới báo chí Việt Nam mừng Đảng, mừng đất nước vào xuân. Những ǵ báo Tết thể hiện chính là thực tế phát triển đất nước về kinh tế, văn hoá, xă hội như lời Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu: “Báo Xuân, Báo Tết đă phản ánh rất đủ, rất trung thực đời sống vật chất và tinh thần của dân tộc ta” [11; 12]. Qua Hội Báo Xuân, nhân dân thấy đất nước ḿnh đang khát khao, nỗ lực vươn lên; chứng kiến những nét độc đáo của quê hương cũng như những thành tựu chúng ta đạt được. Hội Báo Xuân cũng thể hiện rơ sự khởi sắc của báo chí, giúp người xem h́nh dung được sự phát triển mới của các loại h́nh báo chí Việt Nam. Hội Báo Xuân là vườn hoa báo Tết đầy hương sắc, là “bữa tiệc lớn” mà suốt một năm những người làm báo đă nỗ lực để đến ngày “treo đèn kết hoa” trưng bày “món ăn tinh thần” mời mọi người cùng thưởng thức.
    Hơn mười năm nay, năm nào chúng ta cũng tổ chức Hội Báo Xuân, và năm sau quy mô lại lớn hơn, nội dung phong phú hơn nhiều so với năm trước. Số cơ quan báo chí tham dự cũng như số người đến xem đông đảo hơn, từ 2 vạn, lên đến 7 vạn, 10 vạn người . Việc tổ chức Hội Báo Xuân toàn quốc ở Trung tâm hội chợ triển lăm; h́nh thành một khu liên hoàn giữa Hội chợ xuân và Hội Báo Xuân, gắn thành tựu kinh tế - kỹ thuật với thành tựu phát triển báo chí, tạo thuận lợi cho nhân dân chuẩn bị những sản phẩm vật chất và tinh thần cho gia đ́nh đón Tết. Nhiều cuộc thi được tổ chức trong Hội Báo Xuân như thi b́a, thi ảnh, câu đối Tết trên báo Tết, báo xuân, thi tŕnh bày, lựa chọn những tờ báo hay và đẹp nhất. Toàn bộ số báo tham gia trưng bày, theo truyền thống từ nhiều năm nay, lại được gửi tặng các chiến sĩ trên biên giới, đảo xa - một việc làm vô cùng ư nghĩa với những người đang ngày đêm canh giữ cho mùa xuân b́nh yên của Tổ quốc.
    Đồng thời với Hội Báo Xuân toàn quốc, nhiều tỉnh thành trong cả nước đă tổ chức trưng bày, triển lăm báo Tết, báo xuân tại địa phương để phục vụ đông đảo quần chúng nhân dân trong cả nước. Nhiều địa phương đă tổ chức thành công, thu hút hàng vạn lượt nhân dân đến thăm như: Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Pḥng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hưng Yên, Quảng Ngăi .
    Có thể nói, Hội Báo Xuân đă thực sự trở thành một lễ hội đẹp mà giới báo chí đă tạo dựng và cống hiến cho đời sống xă hội. Như vậy, chỉ nh́n vào các Hội Báo Xuân được tổ chức và được sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong cả nước cũng thấy được vai tṛ, ư nghĩa của báo chí nói chung và báo Tết nói riêng trong đời sống văn hoá tinh thần của nhân dân ta. Báo Tết là món quà Tết đầy ư nghĩa mà các toà soạn đem đến cho các gia đ́nh.



    CHƯƠNG 2
    NỘI DUNG THÔNG TIN CHỦ YẾU
    TRÊN BÁO TẾT

    Báo Tết mặc dù được coi là Ên phẩm văn hoá, một số báo đặc biệt nhưng vẫn là “báo” theo đúng nghĩa của nó. V́ vậy, nội dung thông tin trên báo Tết vẫn bao gồm đầy đủ các chủ đề khác nhau như số báo thường ngày: chính trị, kinh tế, xă hội, văn hoá, thể thao v.v . Cái khác của báo Tết so với các số báo thường là tỷ lệ phần trăm các bài viết theo từng chủ đề. Khảo sát trên 8 tờ báo Tết trong 3 năm 1999, 2000, 2001, người viết nhận thấy các bài viết về chủ đề văn hoá - thể thao chiếm tỷ lệ cao nhất (tờ có tỷ lệ thấp nhất là Tiền phong cũng chiếm 34,9%, tờ có tỷ lệ cao nhất là Bắc Ninh 76,27%). Đặc biệt là chủ đề về văn hoá với các đề tài về phong tục Tết cổ truyền, lễ hội, một số loại h́nh nghệ thuật .

    [TABLE=align: center]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Nhân dân[/TD]
    [TD]Lao động
    [/TD]
    [TD]Tiền phong[/TD]
    [TD]Phụ nữ Việt Nam[/TD]
    [TD]Giáo dục và Thời đại[/TD]
    [TD]Nông thôn ngày nay[/TD]
    [TD]Hà Nội mới[/TD]
    [TD]Bắc Ninh[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tổng số (bài) [/TD]
    [TD]255 [/TD]
    [TD]447 [/TD]
    [TD]318 [/TD]
    [TD]162 [/TD]
    [TD]234 [/TD]
    [TD]216 [/TD]
    [TD]237 [/TD]
    [TD]177 [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chính trị[/TD]
    [TD]57
    (22,35%)[/TD]
    [TD]24
    (5,36%)[/TD]
    [TD]18
    (5,66%)[/TD]
    [TD]9
    (5,55%)[/TD]
    [TD]9
    (3,8%)[/TD]
    [TD]9
    (4,16%)[/TD]
    [TD]24 (10,12%)[/TD]
    [TD]12
    (6,7%)[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kinh tế - xă hội[/TD]
    [TD]72 (28,23%)[/TD]
    [TD]177 (39,59%)[/TD]
    [TD]150 (47,16%)[/TD]
    [TD]24 (14,81%)[/TD]
    [TD]48 (20,51%)[/TD]
    [TD]87 (40,27%)[/TD]
    [TD]33 (13,92%)[/TD]
    [TD]30 (16,94%)[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Văn hoá - thể thao[/TD]
    [TD]144
    (44,7%)[/TD]
    [TD]210
    (46,97%)[/TD]
    [TD]111
    (34,9%)[/TD]
    [TD]114
    (70,37%)[/TD]
    [TD]162
    (69,23%)[/TD]
    [TD]108
    (50%)[/TD]
    [TD]159
    (67,08%)[/TD]
    [TD]129
    (76,27%)[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Tất nhiên, việc chia thành 3 chủ đề lớn : chính trị, kinh tế - xă hội, văn hoá - thể thao chỉ mang tính tương đối để tiện thống kê, phân tích. Thực tế, trong từng bài viết có sự đan xen, giao thoa giữa các chủ đề khác nhau, nhiều khi khó phân biệt rạch ṛi.
    2.1 CHỦ ĐỀ CHÍNH TRỊ.
    Chủ đề chính trị xuất hiện trên báo Tết không nhiều. Khảo sát số lượng các bài viết theo chủ đề này trên 8 tờ báo Tết trong 3 năm, chúng tôi thu được kết quả như sau:
     
Đang tải...