Thạc Sĩ Nội dung và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học hữu cơ THPT

Thảo luận trong 'Hóa Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Nội dung và biện pháp bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học hữu cơ THPT​
    Information

    MS: LVHH-PPDH023
    SỐ TRANG: 284
    NGÀNH: HÓA HỌC
    CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HÓA HỌC
    TRƯỜNG: ĐHSP TPHCM
    NĂM: 2009



    Information

    GIỚI THIỆU LUẬN VĂN


    MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài
    - Đảng và Nhà nước ta khẳng định nhiệm vụ của ngành giáo dục là nâng cao
    dân trí, phổ cập giáo dục phổ thông cho toàn dân, song song nhiệm vụ đó thì cần
    phải bồi dưỡng nhân tài, phát hiện các học sinh (HS) có năng khiếu ở trường phổ
    thông và có kế hoạch đào tạo riêng để họ thành những cán bộ khoa học kĩ thuật
    nòng cốt. “Bồi dưỡng nhân tài” là một nội dung quan trọng trong nhiều nghị quyết
    của Đảng và Nhà nước đã đặc biệt nhấn mạnh. Không chỉ riêng nước ta, có thể nói,
    hầu hết các nước đều coi trọng vấn đề đào tạo và bồi dưỡng nhân tài trong chiến
    lược phát triển chương trình giáo dục phổ thông.
    - Yêu cầu đó đã đặt ra cho ngành giáo dục ngoài nhiệm vụ đào tạo toàn diện
    còn có chức năng phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi (HSG), đào tạo họ trở thành
    những nhà khoa học mũi nhọn trong từng lĩnh vực. Lĩnh vực hóa học (HH), trong
    tương lai không xa nền công nghiệp hóa chất, dầu khí của nước ta phát triển vượt
    bậc, nhanh chóng, nhu cầu về đội ngũ cán bộ, kĩ sư có trình độ kĩ thuật cao trong
    các lĩnh vực của công nghệ HH không thể thiếu. Để đáp ứng nhu cầu trên cần đẩy
    mạnh hơn nữa việc phát hiện và bồi dưỡng HSG về HH ở trường phổ thông. Đây
    cũng là nhiệm vụ tất yếu trong công cuộc đổi mới đất nước hiện nay. Tuy nhiên,
    việc thực hiện mục tiêu “bồi dưỡng nhân tài” qua thực tế cho thấy còn nhiều khó
    khăn.
     Khối lượng thông tin, tri thức tăng nhanh trong khi thời gian dành cho giáo
    dục đào tạo nói chung và bồi dưỡng HSG nói riêng còn nhiều hạn chế.
     Thầy giỏi quá ít, đội ngũ giáo viên (GV) bồi dưỡng HSG chưa đáp ứng
    được yêu cầu phát triển của đất nước hiện nay. Trường trung học phổ thông (THPT)
    chuyên đã thành lập và phát triển gần nửa thế kỉ nhưng chưa có trường đào tạo, bồi
    dưỡng GV dạy chuyên.
     Thiết bị dạy học, các loại máy móc phục vụ cho công tác bồi dưỡng HSG
    còn thiếu, nhất là trong bộ môn HH.


     Nội dung, chương trình chuyên chưa thật phù hợp với sự phát triển kinh tế,
    kĩ năng cần bồi dưỡng; sách giáo khoa, sách tham khảo cho lớp chuyên chưa nhiều.
    Vì vậy các GV tự biên soạn tài liệu nên chưa đồng bộ và đạt chất lượng mong
    muốn. Với mong muốn xây dựng cho mình tư liệu dạy học, bồi dưỡng HSG về hóa
    học hữu cơ (HHHC) cũng như tư liệu tham khảo cho HS chúng tôi chọn đề tài:
    “NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI HÓA HỌC
    HỮU CƠ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG”.
    2. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
    a) Khách thể nghiên cứu: Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi hóa học (HSGHH)
    ở các trường THPT chuyên Việt Nam.
    b) Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống lý thuyết (HTLT), bài tập hóa học (BTHH)
    và biện pháp bồi dưỡng HSG phần HHHC THPT.
    3. Mục đích của đề tài
    - Nghiên cứu xây dựng HTLT và BTHH hữu cơ.
    - Lựa chọn phương pháp (PP) sử dụng HTLT và BTHH trong việc bồi dưỡng
    HSGHH phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học HH ở trường THPT chuyên.
    4. Nhiệm vụ của đề tài
    - Nghiên cứu tổng quan các vấn đề lí luận về việc bồi dưỡng HSG.
    - Nghiên cứu nội dung kiến thức HHHC trong chương trình THPT nâng cao,
    THPT chuyên hóa, các đề thi HSG cấp tỉnh, thành phố, Olympic 30 tháng 4, đề thi
    Olympic quốc tế về HH. Đi sâu nghiên cứu một số chuyên đề (CĐ) trọng tâm của
    HHHC trong việc bồi dưỡng HSG.
    - Xây dựng HTLT và BTHH theo từng CĐ của HHHC.
    - Nghiên cứu PP sử dụng HTLT, BTHH hữu cơ trong việc bồi dưỡng HSG.
    - Thực nghiệm sư phạm (TNSP) đánh giá hiệu quả của HTLT và BTHH, các
    PP đã đề xuất và xử lí các kết quả thu được.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    a) Phương pháp nghiên cứu lí luận
    - Tổng hợp các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài.


    - Tổng hợp các kiến thức HHHC cần thiết cho việc bồi dưỡng HSGHH.
    b) Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
    - Tìm hiểu thực tế giảng dạy, bồi dưỡng HSG các lớp, trường chuyên hiện nay
    ở nước ta.
    - Trao đổi kinh nghiệm với GV hóa học dạy khối chuyên hóa của một số
    trường THPT chuyên.
    - Xây dựng HTLT, BTHH và các PP sử dụng trong việc bồi dưỡng HSG.
    - TNSP nhằm đánh giá sự phù hợp của HTLT, BTHH đã xây dựng và các biện
    pháp đã đề xuất.
    c) Phương pháp xử lí thông tin: Dùng PP thống kê toán học xử lí kết quả TNSP
    thu được.
    6. Giả thuyết khoa học
    Nếu GV xác định được các nội dung kiến thức cần hệ thống hóa, mở rộng và
    phát triển đồng thời có một hệ thống BTHH đa dạng, phong phú cũng như các PP
    sử dụng có hiệu quả thì sẽ nâng cao được chất lượng dạy học trong trường chuyên
    và kết quả bồi dưỡng HSGHH.
    7. Phạm vi, giới hạn của đề tài
    a) Nội dung: Các CĐ trọng tâm của phần HHHC dùng bồi dưỡng HSG.
    b) Đối tượng: HS chuyên hóa, HS dự thi giỏi hóa học quốc gia, quốc tế.
    c) Địa bàn nghiên cứu và thực nghiệm: Trường THPT chuyên Nguyễn Bỉnh
    Khiêm (Quảng Nam); trường THPT chuyên Lê Khiết (Quảng Ngãi).
    8. Điểm mới của đề tài
    - Xây dựng được HTLT và BTHH cơ bản, nâng cao dùng trong việc bồi
    dưỡng HSGHH.
    - Đề xuất các PP sử dụng HTLT và BTHH đã đề xuất trong việc bồi dưỡng
    HSGHH.
    - Cung cấp cho GV, HS yêu thích môn HH một tài liệu tham khảo bổ ích.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...