Tiểu Luận Nội dung, quá trình vận động phát triển và ý nghĩa phương pháp luận của quy luật mâu thuẫn

Thảo luận trong 'Triết Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nghiên cứu về quy luật mâu thuẫn

    I Khái niệm mâu thuẫn và các tính chất chung của quy luật mâu thuẫn.

    1. Khái niệm

    Tất cả các sự vật, hiện tượng trên thế giới đều chứa đựng những mặt trái ngược nhau.

    Ví dụ: trong nguyên tử có điện tử và hạt nhân; trong sinh vật có đồng hóa và dị hóa; trong kinh tế có cung và cầu .


    [​IMG]


    [​IMG]


    Những mặt đối lập đó trong phép biện chứng duy vật được gọi là những mặt đối lập. Mặt đối lập là những mặt có đặc điểm, thuộc tính, khuynh hướng thay đổi ngược nhau, tồn tại một cách khách quan trong tự nhiên, xã hội và tư duy.

    Các mặt đối lập nằm trông sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau tạo thành mâu thuẫn biện chứng. Nhưng chúng đồng thời tồn tại dựa trên sự nương tựa lẫn nhau tạo nên mối đồng nhât của các mặt đối lập. Tuy nhiên chúng cũng luôn đấu tranh với nhau tạo nên sự phong phú, đa dạng.

    Khái niệm mâu thuẫn dùng để chỉ mối liên hệ vừa thống nhất, đáu tranh, chuyển hóa lẫn nhau giữa các mặt đối lập của sự vật, hiện tượng hoặc các sự vật, hiện tượng với nhau.

    Trong mỗi sự vật đều có ít nhất 2 mặt, 2 lập trường, 2 thế lực đối kháng và các thế lực đó luôn tím cách để triệt tiêu nhau. Quá trình đó khiến mâu thuẫn phát sinh đến đỉnh điểm và khi mâu thuẫn phát sinh tới đỉnh điểm thì chủ thể sẽ bị biến đổi về cả lượng và chất sang một hình thái mới.

    Cần phân biệt mâu thuẫn biện chứng phản ánh vào trong tư duy, trong các khái niệm lý luận với cái gọi là những mâu thuẫn logic biểu hiện sự mơ hồ, tính chất không triệt để của tư tưởng.

    Mọi sự vật đều chứa đựng những mâu thuẫn bên trong, bởi vì bản chất của sự vật là động chứ không phải tĩnh, khi sự vật vận động thì mâu thuẫn phát sinh.

    => Mâu thuẫn là đương nhiên tồn tại và tốt chứ không phải xấu, vì nó giúp cho sự phát triển, vận động của sự vật, hiện tượng.

    Ví dụ:
    + Giai cấp tư sản >< Nô lệ
    + Địa chủ >< Nông dân
    + Thiện >< Ác
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...