Tài liệu Nội dung phát triển nông nghiệp

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung phát triển nông nghiệp
    Trong buổi đầu phôi thai của khoa học kinh tế, chúng ta có thể coi việc xuất bản sách: Của cải của các dân tộc của Adam Smith (1723 - 1790)3, xuất bản năm 1776 là cái mốc đánh dấu sự khai sinh của khoa học kinh tế. Các nhà kinh tế học trước A. Smith, do họ còn ít hiểu biết cách thức hoạt động của một nền kinh tế thị trường, nên đã hăng hái can thiệp vào thị trường. Cống hiến lớn nhất của A. Smith là ông đã nhìn thấy trong thế giới xã hội của kinh tế học cái mà I. Newton đã nhận ra trật tự tự nhiên có tính chất tự điều chỉnh trong thế giới vật chất và vũ trụ. A. Smith là người đầu tiên phân tích về chủ nghĩa tư bản thị trường, Ông cho rằng hiệu quả cao và cân đối trong hệ thống kinh tế có thể thực hiện được nếu để cho thị trường tự do cạnh tranh không có sự can thiệp của Chính phủ. Quan điểm cơ bản của A. Smith là nếu để các cá nhân được tự do theo đuổi các lợi ích cá nhân của mình, thì bàn tay vô hình của thị trường cạnh tranh có thể làm cho họ có trách nhiệm về mặt xã hội, sản phẩm mong muốn của người tiêu dùng sẽ được sản xuất phù hợp về chủng loại và khối lượng, cân bằng giữa người tiêu dùng và người sản xuất có thể được hình thành tự động trên thị trường cạnh tranh. Nếu có sự mất cân bằng giữa người sản xuất và tiêu dùng thì giá cả trên thị trường sẽ điều chỉnh để đưa ra hai nhóm tác nhân kinh tế này tới điểm cân bằng. Lý thuyết về bàn tay vô hình là cốt lõi chân lý trong học thuyết của A. Smith, là nền tảng lý thuyết của trường phái kinh tế tự do thế kỷ 19.
    T. R. Malthus (1776 - 1834) trong cuốn sách: Tiểu phẩm về nguyên tắc dân số (1798) của mình, ông tán thành nhận xét B. Franklin rằng trong các thuộc địa của Mỹ giàu tài nguyên, dân số có xu hướng tăng gấp đôi trong khoảng 25 năm. Từ đó T. R. Malthus đã đưa ra định đề về xu hướng phổ biến của dân số là tăng theo cấp số nhân và đưa ra quy luật thu nhập giảm dần.
    Ông ta lập luận rằng vì đất đai là cố định, trong khi lực lao động cứ tăng mãi cho nên lương thực chỉ có thể tăng theo cấp số cộng chứ không theo cấp số nhân. Ông đưa ra lý thuyết nói rằng việc tăng dân số nhất định sẽ giảm bớt tiền công của lao động xuống chỉ đủ sống. May thay lời tiên tri của T.R. Malthus đã sai, bởi lẽ trong khi bàn về vấn đề thu nhập giảm dần, ông đã không lúc nào dự kiến được đầy đủ các hiện tượng thần kỳ về kỹ thuật trong cuộc cách mạng công nghiệp. Tiến bộ kỹ thuật đã đẩy lùi giới hạn sản xuất ở nhiều nước ở Châu Âu và Bắc Mỹ. Sự thay đổi của công nghệ nhanh chóng đã làm sản lượng vượt xa dân số, với kết quả là tiền lương thực tế tăng lên.
    D. Ricardo (1772 - 1823) nhân vật chủ chốt của thời kỳ này và cuốn sách: Nguyên lý kinh tế chính trị và thuế khóa (1817) đã làm cho Ông trở nên nổi tiếng. Ông đã đưa ra một sự phân tích kỹ lưỡng về lý thuyết giá trị lao động. Phân tích của D. Ricardo về gánh nặng nợ công cộng là lời cảnh báo tốt cho những năm cuối của thế kỷ XX. Thành tựu chính của Ông là đã phân tích các quy luật phân phối thu nhập trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Ông đứng vững trên cơ sở lý thuyết giá trị lao động để giải thích các vấn đề lý thuyết kinh tế. Nếu A. Smith đã có công lao trong việc đưa tất cả các quan điểm kinh tế có từ trước đó, cấu kết lại thành một hệ thống, thì D. Ricardo xây dựng hệ
    thống đó trên một nguyên tắc thống nhất, là thời gian lao động quyết định giá trị hàng hóa. Tuy nhiên, cũng như T.R. Malthus, D. Ricardo đã theo thuyết sai lầm về thu nhập giảm dần đúng vào lúc các tiến bộ kỹ thuật của cuộc cách mạng công nghiệp đang thắng quy luật thu nhập giảm dần.
    Tiếp theo là trường phái tân cổ điển, trong đó nhánh tiêu biểu là trường phái của C. Mác với Bộ Tư bản được xuất bản vào các năm 1867 - 1885 và 1894 trình bày về giá trị sức lao động và bản chất của giá trị thặng dư. Dựa trên kết quả nghiên cứu của mình, C. Mác đã kết luận về tính tất yếu của sự quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa cộng sản. Vào năm 1936 tác phẩm Lý thuyết tổng quát về việc làm, lãi suất và tiền tệ của J. M. Keynes (1883 -1946) đã tạo cơ sở nền móng cho trường phái kinh tế học vĩ mô hiện đại. Theo J. M. Keynes để đảm bảo sự cân bằng kinh tế, khắc phục thất nghiệp và khủng hoảng thì không thể dựa vào cơ chế thị trường tự điều tiết, mà cần phải có sự can thiệp của Nhà nước vào kinh tế để tăng cầu có hiệu quả, kích thích tiêu dùng, sản xuất, kích thích đầu tư để đảm bảo việc làm và tăng thu nhập. Ông còn sử dụng công cụ tài chính, tín dụng và lưu thông tiền tệ để kích thích lòng tin, tính lạc quan và tích cực đầu tư của nhà kinh doanh. Để bù đắp những thiếu hụt của ngân sách, Nhà nước có thể in thêm tiền giấy. Ông còn chủ trương sử dụng công cụ thuế để điều tiết kinh tế v.v . J.M. Keynes tiêu biểu cho một nhánh khác chạy suốt từ kinh tế học tân cổ điển cho đến kỷ nguyên hiện nay của kinh tế học - trường phái chính hiện đại. Những năm cuối của thế kỷ 19 người ta đã đưa kiến thức toán vào kinh tế học, tiêu biểu là Jevons, Valras, V. Pareto nhằm phát triển những kỹ thuật đặc biệt thích hợp với một lĩnh vực nghiên cứu không có thí nghiệm, như kinh tế học, để đo lường sản lượng và thu nhập quốc dân. Kinh tế học thuộc trường phái chính hiện đại đã đưa đến sự hoạt động tốt hơn của nền kinh tế hỗn hợp. Mặc dù có sự trả lời khác nhau của lịch sử về những lời tiên đoán trong các học thuyết kinh tế, sự thật là nền kinh tế các nước đã chuyển từ nền kinh tế thị trường tự do sang nền kinh tế hỗn hợp và gần đây một số nước đang chuyển từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế hỗn hợp.
    Từ những quan điểm chung về phát triển kinh tế nói chung có thể thấy rằng phát triển nông nghiệp không những bao hàm cả tăng trưởng mà còn phản ánh các thay đổi cơ bản trong cơ cấu của nền nông nghiệp, sự thích ứng của nông nghiệp với hoàn cảnh mới, sự tham gia của người dân trong quản lý và sử dụng nguồn lực, sự phân bố của cải và tài nguyên giữa các nhóm dân cư trong nội bộ nông nghiệp và giữa nông nghiệp với các ngành kinh tế. Nghĩa là phát triển nông nghiệp gồm những nội dung sau:
    (1) Phát triển về quy mô sản xuất nông nghiệp
    Trong Kinh tế học Phát triển thì phát triển kinh tế nói chung là sự gia tăng quy mô sản lượng của nền kinh tế mà thường được phản ánh bằng gia tăng GDP hay GNP thực (Vũ Thị Ngọc Phùng (2005)), đây cũng chính là các chỉ tiêu tổng hợp nhất. Do vậy sự phát triển của các hoạt động kinh tế nào đó chính là sự gia tăng sản lượng được tạo ra theo thời gian.
    Theo GS.TS Đỗ Kim Chung cho rằng: “Phát triển nông nghiệp thể hiện quá trình thay đổi của nền nông nghiệp ở giai đoạn này so với giai đoạn trước đó và thường đạt ở mức độ cao hơn cả về lượng và về chất. Nền nông nghiệp phát triển là một nền sản xuất vật chất không những có nhiều hơn về đầu ra (sản phẩm và dịch vụ) đa dạng hơn về chủng loại và phù hợp hơn về cơ cấu, thích ứng hơn về tổ chức và thể chế, thoả mãn tốt hơn nhu cầu của xã hội về nông nghiệp. Trước hết, phát triển nông nghiệp là một quá trình, không phải trong trạng thái tĩnh. Quá trình thay đổi của nền nông nghiệp chịu sự tác động của quy luật thị trường, chính sách can thiệp vào nền nông nghiệp của Chính phủ, nhận thức và ứng xử của người sản xuất và người tiêu dùng về các sản phẩm và dịch vụ tạo ra trong lĩnh vực nông nghiệp. Nền nông nghiệp phát triển là kết quả của quá trình phát triển nông nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...