Luận Văn Nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn thời kì đổi mới

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn thời kì đổi mới

    Lời nói đầu

    Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá là con đường tất yếu phải tiến hành đối với bất cứ nước nào, nhất là những nước có xuất phát điểm từ nền nông nghiệp kém phát triển muốn xây dựng nền kinh tế phát triển hiện đại.
    Không đứng ngoài qui luật phát triển chung của toàn thế giới ngày nay nước ta cũng đang từng bước thực hiện sự nghiệp CNH_HĐH nhằm tạo bước đà tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.Và vốn là yếu tố không thể thiếu trong bất kì quá trình duy trì và phát triển của bất cứ quốc gia nào, có nhiều vốn sẽ tạo điều kiện cho phát triển kinh tế nhanh hơn,đây cũng là nhân tố đầu tiên và quyết định trong dòng chảy vô tận của sản xuất.Do Việt nam là 1 nước kém phát triển,và tụt hậu rất xa so với thế giới nên quá trình CNH-HĐH của nước ta hiện nay cần 1 lượng vốn rát lớn khoảng vài trăm tỷ đôla ,vì vậy vấn đề dặt ra là làm thế nào để có thể huy dông lượng vốn dó cho sự nghiệp CNH-HĐH. Ngoài ra, khi đã có vốn thì sử dụng vốn như thế nào để đạt được hiệu quả cao nhất ,cũng là 1 trong những câu hỏi hóc búa đối với nước ta hiện nay, không thể để tình trạng đã xảy ra ở nước ta năm 1996 khi trong các ngân hành thương mại ứ đọng vốn tới hàng ngàn tỉ đồng, mà trong khi đó các doanh nghiệp trong nước ta lại thiếu vốn trầm trọng cho sản xuất công nghiệp.Rõ ràng doanh nghiệp thiếu vốn không phải do Ngân hàng thiếu vốn mà là do doanh nghiệp chưa có các giải pháp khai thác các nguồn và huy động vốn một cách hợp lí. Do đó,viêc tìm ra giải pháp huy động vốn và sử dụng vốn làm sao cho thật sự có hiệu quả để phát triển nền kinh tế. Thế nên em chọn đề tài : " Nội dung phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn thời kì đổi mới" và đi sâu vào chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn mà điển hình là chính sách đất đai.

    Kết luận


    Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đã, đang và sẽ là xu hướng phát triển chung của tất cả các quốc gia trên thế giới. Đó cũng là con đường phát triển tất yếu của nước ta để đi tới mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, văn minh” công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ là công cuộc xây dựng kinh tế mà chính là quá trình biến đổi, cách mạng sâu sắc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội (kinh tế, chính trị, văn hoá, khoa học và con người), làm cho xã hội phát triển lên một trạng thái mới về chất. Nhưng cơ sở, động lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá là gì? Theo các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác-Lênin, con người vừa là điểm khởi đầu vừa là điểm kết thúc, đồng thời vừa là trung tâm của mọi biến đổi lịch sử. Nói cách khác, con người là chủ thể chân chính của các quá trình xã hội. Trong xã hội hiện đại ngày nay, chủ thể của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá vẫn chính là con người. Chính vì vậy, quá trình này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đủ về số lượng, mạnh về chất lượng. Nói cách khác, nguồn nhân lực phải trở thành động lực thật sự của sự phát triển.
    Quan điểm phát triển nguồn nhân lực đã được nhiều quốc gia quan tâm và đặc biệt đang nổi lên ở khu vực Đông á. Xuất phát là những nước nghèo, chỉ có thể rút ngắn thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và đạt được tốc độ tăng trưởng cao, bền vững trong trường hợp đầu tư phát triển đủ mạnh nguồn nhân lực. Sự đầu tư ấy được hiểu cả ba mặt: chăm sóc sức khoẻ, nâng cao mức sống và phát triển giáo dục, trong đó đầu tư có hiệu quả nhất là đầu tư cho giáo dục. Khi nghiên cứu quan hệ giữa GDP và các yếu tố của nguồn nhân lực, người ta thấy sự phát triển của nguồn nhân lực càng sớm thì tốc độ tăng trưởng kinh tế càng cao. Thực tế đã chứng minh, do phát triển nguồn nhân lực mà Hàn Quốc đã mau chóng trở thành nước công nghiệp, có sự hội nhập thần kỳ ở khu vực Đông á và trở thành một điểm sáng bên Nhật Bản siêu cường.
    Đồng thời, xuất phát từ tư tưởng của C.Mác về sự phát triển vì con người, vì sự nghiệp giải phóng của con người, giải phóng nhân loại, chúng ta có thể khẳng định rằng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá trên thế giới nói chung và đặc biệt là ở nước ta hiện nay chính là một cuộc cách mạng- cách mạng con người. Trong “Tư bản”, C.Mác đã khẳng định: “để sản xuất ra những con người toàn diện” cần phải có một nền kinh tế phát triển, một nền văn hoá mới, một nền khoa học kỹ thuật hiện đại, một nền giáo dục tiên tiến. Và ông coi tạo ra những thành tưu kinh tế xã hội đó “không phải chỉ là một phương pháp để làm tăng thêm nền sản xuất xã hội, mà còn là một phương pháp duy nhất để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện” [SUP](8)[/SUP] - những chủ nhân thực sự của một xã hội vì con người. Như vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải vì mục tiêu phát triển con người. Chỉ có như vậy, công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới trở thành sự nghiệp cách mạng của quần chúng.
     
Đang tải...