Luận Văn Nội dung hợp đồng ngoại thương – Những vấn đề phát sinh trong thực tiễn soạn thảo văn bản và thực hi

Thảo luận trong 'Kinh Tế Chính Trị' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung hợp đồng ngoại thương –Những vấn đề phát sinh trong thực tiễn soạn thảo văn bản và thực hiện hợp đồng



    Phần mở đầu
    Trong công cuộc toàn cầu hoá , quốc tế hoá như hiện nay có nhiều cơ hội và cũng nhiều thách thức đối với mỗi một quốc gia trên con đường hội nhập và phát triển nền kinh tế.Bước đầu tham gia vào công cuộc tìm tòi nghiên cứu để tiếp cận vào nền văn minh kinh tế thị trường và vấn đề giao thương quốc tế thông qua việc hợp tác với nước ngoài dưới hình thức ký kết hợp đồng ngoại thương Việt Nam đang đứng trước rất nhiều cơ hội cũng như rất nhiều khó khăn khi bắt tay vào ký kết hợp đồng với nước ngoài.
    Với kiến thức đã học trong trường đại học em chọn đề tài: "Nội dung hợp đồng ngoại thương –Những vấn đề phát sinh trong thực tiễn soạn thảo văn bản và thực hiện hợp đồng" làm đề tài tiểu luận môn ngoại thương cho mình.Với tầm hiểu biết hạn chế chắc chắn em sẽ có nhiều thiếu sót .Em mong các thầy cô thông cảm và chiếu cố cho em .
    Qua đây em cũng cảm ơn giảng viên thạc sỹ Nguyễn Thu Giang và các thầy cô bộ môn Ngoại Thương đã giúp em trong quá trình làm bài tiểu luận này.










    PHẦN NỘI DUNG

    I-Khái niệm về hợp đồng mua bán ngoại thương
    Trong kinh doanh xuất nhập khẩu hợp đồng mua bán ngoại thương là loại văn bản giao dịch chủ yếu quan trọng và phổ biến nhất.Kết quả kinh doanh hàng hoá chủ yếu phụ thuộc vào hợp đồng mua bán .Để các hợp đồng trao đổi hàng hoá được diễn ra thuận lợi đòi hỏi phải có cơ sở pháp lý nhất định cho các bên thông qua một hình thức pháp lý nhất định trong đó hợp đồng mua bán ngoại thương là hình thức pháp lý cơ bản của trao đổi hàng hoá quốc tế.
    Vậy thế nào là hợp đồng mua bán ngoại thương?
    Hợp đồng mua bán ngoại thương là thoả thuận bằng văn bản được ký kết giữa một tổ chức ngoại thương hoặc thương nhân trong nước với một tổ chức hay thương nhân nước ngoài .Hợp đồng mua bán ngoại thương có đầy đủ những đặc điểm như mọi hợp đồng mua bán khác cũng như một hợp đồng kinh tế ở trong nước .Tuy nhiên có sự khác nhau cơ bản với các hợp đồng mua bán khác ở chỗ hợp đồng mua bán ngoại thương có yếu tố quốc tế được thể hiện qua:
    Một :Chủ thể của hợp đồng (subject of contract) .
    Một trong các bên ký kết hợp đồng là người nước ngoài có trụ sở hoạt động kinh doanh ở nước ngoài .Về phía Việt Nam theo nghị định 57/1998/NĐ-CP ngày 31/7/1998 phải là doanh nghiệp đã có đăng ký kinh doanh và đã đăng ký mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh thành phố .
    Hai:Đối tượng của hợp đồng :Là hàng hoá phải qua biên giới hoặc không phải qua biên giới, những hàng được các tổ chức quốc tế dùng ở lãnh thổ Việt Nam .
    Ba:Đồng tiền thanh toán phải là ngoại tệ hay có gốc ngoại tệ .
    Hợp đồng mua bán ngoại thương có thể phải chịu cả sự điều chỉnh của luật pháp và tập quán quốc tế .Tập quán ở đây là những thói quen được hình thành trong thương mại và hàng hải , trong thanh toán quốc tế.Tập quán được lặp đi lặp lại nhiều lần và thường xuyên , trở thành thói quen duy nhất ở khu vực , có nội dung cụ thể, có tính hướng dẫn , khi áp dụng chúng không có sự giải thích khác nhau ,nên được công nhận như một quy tắc mặc nhiên phải tuân thủ .
    Nếu luật pháp quốc gia điều chỉnh quan hệ mua bán trong nước thì luật điều chỉnh quan hệ ngoại thương có thể chọn từ các nguồn luật quốc gia và quốc tế sau:
    -Luật nước bán hàng
    -Luật nước mua hàng
    -Luật nước thứ ba
    -Luật nơi thực hiện nghĩa vụ
    -Luật quốc tịch
    -Luật lựa chọn
    -Luật và điều ước quốc tế
    Ngoài ra ,các bên ký kết phải tôn trọng các điều ước quốc tế .Giá trị pháp lý của các điều ước quốc tế thuộc về ba quy phạm :
    -Quy phạm bắt buộc :khi ký hợp đồng các tổ chức hữu quan phải tuân thủ.
    -Quy phạm tuỳ ý :cho vận dụng hoặc không vận dụng .
    -Quy phạm hướng dẫn.
    Khi lựa chọn luật quốc gia khác để điều chỉnh quan hệ ngoại thương cần chú ý các nguyên tắc :
    -Hoàn toàn tự nguyện .
    -Không trái luật pháp của nước bán , nước mua hàng , luật quốc tế .
    -Không hạn chế năng lực pháp lý và năng lực hành vi của các chủ thể.
    -Không làm phương hại đến lợi ích của nhà nước bên bán bên mua.
    Điều kiện hiệu lực của hợp đồng mua bán ngoại thương(Điều 50 và 81 Luật Thương mại Việt Nam được quốc hội thông qua ngày 10-5-1997)
    Muốn hợp đồng ngoại thương có hiệu lực phải có ba điều kiện sau đây:
    1-Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.Chủ thể bên nước ngoài là thương nhân thì tư cách pháp lý của họ được xác định căn cứ theo pháp luật của nước mà thương nhân đó mang quốc tịch.
    Chủ thể bên Việt Nam phải là thương nhân được phép hoạt động thương mại trực tiếp với nước ngoài.
    2-Đối tượng của hợp đồng là hàng hóa , hàng hoá theo hợp đồng là hàng hoá được phép mua bán theo quy định của pháp luật của nước bên mua và nước bên bán.
    3-Hợp đồng mua bán hàng hoá ngoại thương phải có các nội dung điều kiện chủ yếu sau đây:
    -Tên hàng
    -Số lượng
    -Quy cách , phẩm chất
    -Giá cả
    -Phương thức thanh toán
    -Địa điểm và thời hạn giao nhận hàng
    Ngoài các nội dung chủ yếu quy định trên đây , các bên có thể thoả thuận các nội dung khác trong hợp đồng .
    Hợp đồng mua bán hàng hoá của Việt Nam với thương nhân nước ngoài phải được lập thành văn bản.Thư từ , điện báo , telex , fax , thư điện tử , và các hình thức thông tin điện tử khác được coi là hình thức văn bản .Mọi thoả thuận bằng miệng kể cả sửa đổi bổ sung đều không có hiệu lực.
    Nếu vi phạm một trong các điều kiện nêu trên hợp đồng thành trái pháp luật , là hợp đồng vô hiệu toàn bộ hay vô hiệu từng phần.
    -Vô hiệu toàn bộ (phải huỷ cả hợp đồng) " class="mceSmilieSprite mceSmilie8" alt=":D" title="Big Grin :D">o vi phạm điều cấm của pháp luật như mua bán hàng cấm (thí dụ như ma tuý) người ký không đủ thẩm quyền (không đăng ký kinh doanh, không được phép xuất nhập khẩu).
    -Vô hiệu từng phần :Có một hoặc một vài điều khoản vi phạm luật , nhưng vẫn thi hành được hợp đồng , trừ các điều khoản vô hiệu ấy .
    Các loại hợp đồng mua bán ngoại thương có thể chia ra :


     
Đang tải...