Tiểu Luận Nội dung đường lối đối ngoại hội nhập kinh tế quốc tế . Những khó khăn thách thức của ngoại giao việ

Thảo luận trong 'Kiến Trúc - Xây Dựng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. ĐƯỜNG LỐI ĐỐI NGOẠI, HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ THỜI KỲ ĐỔI MỚI

    1. Hoàn cảnh lịch sử

    a) Hoàn cảnh thế giới:

    - Cách mạng khoa học công nghệ (đặc biệt là công nghệ thông tin) đang phát triển ,tác động sâu sắc đến mọi mặt đời sống của các quốc gia dân tộc.

    - Các nước XHCN đang bị khủng hoảng sâu sắc, đầu những năm 90 Liên xô sụp đổ, tác động tới quan hệ quốc tế từ thế giới 2 cực: Liên xô-Hoa Kỳ sang thế giới một cực (Mỹ)

    - Các cuộc chiến tranh cục bộ, xung đột tranh chấp vẫn còn nhưng xu thế của thế giới là hòa bình hợp tác và phát triển

    - Xu thế chạy đua phát triển kinh tế giữa các nước, buộc các nước đang phát triển phải đổi mới tư duy đối ngoại, thực hiện chính sách đa phương hóa, đa dạng hóa quan hệ quốc tế; mở rộng và tăng cường liên kết, hợp tác với các nước phát triển để tranh thủ vốn, kỹ thuật, công nghê, mở rộng thị trường, học tập kinh nghiệm tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh.

    - Xu thế toàn cầu hoá đang diễn ra trên thế giới, buộc các nước phải liên kết lại để cùng phát triển. Thực tế cho thấy rằng, các nước muốn tránh khỏi nguy cơ bị biệt lập, tụt hậu, kém phát triển thì phải tích cực, chủ động tham gia vào quá trình toàn cầu hóa, đồng thời phải có bản lĩnh cân nhắc một cách cẩn trọng các yếu tố bất lợi để vượt qua.

    - Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương:

    + Là khu vực ổn định tuy vẫn còn những bất ổn như: vấn đề hạt nhân, tranh chấp lãnh hải biển Đông, các nước trong khu vực tăng cường vũ trang.

    + Có tiềm lực lớn và năng động về phát triển kinh tế. Xu thế hòa bình và hợp tác trong khu vực phát triển mạnh.

    b) Hoàn cảnh Việt Nam:

    + Sự bao vây, chống phá của các thế lực thù địch đối với Việt Nam từ nữa cuối thập kỷ 70 tạo nên tình trạng căng thẳng, mất ổn định trong khu vực và gây khó khăn, cản trở cho sự phát triển của các mạng Việt Nam, là một trong những nguyên nhân dẫn đến cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội nghiêm trọng ở nước ta.

    Vì vậy, vấn đề giải tỏa tình trạng đối đầu, thù địch, phá thế bị bao vây, cấm vận, tiến tới bình thường hóa và mở rộng quan hệ hợp tác với các nước, tạo môi trường quốc tế thuận lợi để tập trung xây dựng kinh tế là nhu cầu cần thiết và cấp bách đối với nước ta.

    + Hậu quả nặng nề của chiến tranh và các khuyết điểm chủ quan khác, nền kinh tế Việt Nam lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng, nguy cơ tụt hậu xa hơn về kinh tế so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới là một trong những thách thức lớn đối với cách mạng Việt Nam. Yêu cầu hợp tác kinh tế với các nước và tham gia vào cơ chế hợp tác đa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

    2. Nội dung đường lối đối ngoại,hội nhập kinh tế quốc tế

    a) Sự hình thành và phát triển đường lối qua các kỳ Đại hội Đảng

    * Giai đoạn (1986-1996): xác lập đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, rộng mở, đa dạng hoá, đa phương hóa quan hệ quốc tế

     ĐH VI (diễn ra từ ngày 15-18/12/1986 tại Hà Nội): mở đầu đổi mới tư duy về công tác đối ngoại

    + Phải biết kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại

    + Đề ra yêu cầu cần quan hệ hợp tác kinh tế với các nước ngoài hệ thống XHCN và tham gia sự phân công quốc tế

    + Tranh thủ quan hệ kinh tế và khoa học kỹ thuật với các nước công nghiệp phát triển, tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi.

    - Nghị quyết 13 của Bộ chính trị (5-1988) đánh dấu sự đổi mới tư duy quan hệ quốc tế và chuyển hướng chiến lược đối ngoại của Đảng, Nghị quyết nhận định rằng, tình



    .




    II. NHỮNG KHÓ KHĂN THÁCH THỨC CỦA NGOẠI GIAO VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH TOÀN CẦU HÓA

    1. Thuận lợi :

    Xu thế hòa bình, hợp tác phát triển và xu thế toàn cầu hóa kinh tế tạo thuận lợi cho nước ta mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác phát triển kinh tế. Mặt khác, thắng lợi của sự nghiệp đổi mới đã nâng cao thế và lực của nước ta trên trường quốc tế, tạo tiền đề mới cho quan hệ đối ngoại, hội nhập kinh tế quốc tế

    2. Khó khăn, thách thức:

    a) Khó khăn:

    + Các vấn đề toàn cầu tác động bất lợi đối với nước ta như: phân hoá giàu nghèo, bệnh dịch, tội phạm xuyên quốc gia

    + Sức ép cạnh tranh của các nền kinh tế trên thế giới trên cả ba cấp độ: sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia

    + Lợi dụng toàn cầu hoá, các thế lực thù địch lợi dụng các vấn đề như “dân chủ” “nhân quyền” chống phá nước ta.

    b) Thách thức:



    .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...