Báo Cáo Nội dung đề yếu các sách hán nôm được ghi chú có ghi chép ca dao tục ngữ

Thảo luận trong 'Văn Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI: Nội dung đề yếu các sách hán nôm được ghi chú có ghi chép ca dao tục ngữ​
    Information
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lý do chọn đề tài:
    Ca dao, tục ngữ là sản phẩm văn hoá tinh thần của người lao động xưa. Nó phản ánh toàn bộ đời sống, tâm tư, tình cảm và sinh hoạt của nhân dân lao động và có giá trị lớn về nhiều mặt.
    Công tác sưu tầm ca dao, tục ngữ nói riêng và công tác sưu tầm, nghiên cứu văn học dân gian nói chung rất quan trọng. Công việc này đã được thực hiện ít nhất là từ thế kỉ XIX, với các tác phẩm như: An Nam phong thổ thoại của Trần Tất Văn (hiệu Thiên Bản cư sĩ ), Đại Nam quốc túy của Ngô giáp Đậu( hiệu Tam Thanh) và tiếp tục được phát huy, sưu tầm thêm trong thế kỉ XX, với một số tác phẩm như: tục ngữ Việt Nam của Chu Xuân Diên, Lương Văn Đang, Phương Tri; tục ngữ phong dao của Nguyễn Văn Ngọc; ca dao ngạn ngữ Hà Nội v v Trong những năm gần đây, việc tiếp cận các sưu tầm ca dao tục ngữ chủ yếu dựa trên 2 công trình lớn của nhóm Nguyễn Xuân Kính Kho tàng ca dao người Việt và Kho tàng tục ngữ người Việt. Tìm hiểu các sưu tầm ca dao tục ngữ, chúng ta thường đề cập đến vấn đề nguồn tư liệu, trong đó, một nguồn tư liệu khá quan trọng là tư liệu các sách vở chữ Hán Nôm có ghi chép các câu ca dao tục ngữ được sưu tầm. Chúng tôi nhận thấy việc tìm hiểu nhóm tư liệu này là bổ ích đối với người bước đầu làm nghiên cứu văn học dân gian nên mạnh dạn dành báo cáo này cho việc triển khai một khảo sát với nhóm tư liệu này.
    Trở ngại lớn nhất, đầu tiên và suốt quá trình tiếp cận những tư liệu như thế đối với người thực hiện báo cáo là vấn đề ngôn ngữ: Trong khi những nhóm tư liệu này được ghi chép bằng chữ Hán và chữ Nôm và có niên đại cách ngày nay khoảng gần một thế kỷ, thì vốn hiểu biết chữ nghĩa Hán Nôm của người thực hiện báo cáo chỉ dừng ở một số học trình ít ỏi trong chương trình cử nhân Văn chương dành cho môn học này. Mặc dù vậy, với mong muốn được hiểu biết một mảng tư liệu có vị trí quan trọng trong những nguồn tư liệu cơ thiết sưu tầm ca dao tục ngữ người Việt, chúng tôi vẫn cố gắng triển khai phân tích khảo sát, dù ở bước còn rất sơ khai

    5.Kết cấu của báo cáo

    Với những yêu cầu đã trình bày ở trên để tương ứng với cách giải quyết nó, báo cáo của chúng tôi bao gồm phần mở đầu, kết luận, và 2 chương chính
    Chương 1: Danh sách sách vở Hán Nôm được ghi chú có sưu tầm ca dao tục ngữ theo nội dung đề yếu trong Di sản Hán Nôm Việt Nam – Thư mục đề yếu
    1. 1. Từ việc ghi chép ca dao, tục ngữ trong các sách vở Hán Nôm
    1.2. đến các sách vở Hán Nôm có ghi chép ca dao tục ngữ trong bộ Di sản Hán Nôm Việt Nam thư mục đề yếu
    1.3. Giới thiệu danh sách các sách Hán Nôm được ghi chú có ghi chép ca dao, tục ngữ theo nội dung đề yếu trong Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu
    Chương 2: Một số phân tích về nội dung đề yếu cho các sách vở Hán Nôm có ghi chép ca dao, tục ngữ
    2 1. Nhận xét thông tin tác giả, niên đại và thông tin loại chữ viết sử dụng trong các sách vở Hán Nôm có ghi chép ca dao tục ngữ
    2 2.Về kết cấu một số sách được ghi chú có ghi chép ca dao tục ngữ theo thông tin nội dung đề yếu
    2 3. Liên hệ với cách biên soạn ca dao tục ngữ trong Kho tàng ca dao người Việt và Kho tàng tục ngữ người Việt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...