A.Lời mở đầu: Đầu tư phát triển có thể được xem là hoạt động quan trọng nhất đốI vớI mỗI doanh nghiệp và thậm chí đốI vớI mỗI quốc gia, bởI chỉ có đầu tư phát triển mớI duy trì và hơn nữa là mở rộng tiềm lực sản xuất của doanh nghiệp hay quốc gia đó. Vậy thì doanh nghiệp, đơn vị cấu thành nền kinh tế, đã thực hiện hoạt động này như thế nào? Chúng ta sẽ tìm hiểu xem các doanh nghiệp nhà nước đã thực hiện ra sao? Kết quả như thế nào? Còn những hạn chế gì và nguyên nhân do đâu? Và một số giảI pháp sẽ được đưa ra trong phần cuối. B.Nội dung: Chương 1 : Những vấn đề lý luận về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. I.Một số vấn đề về đầu tư phát triển: 1.Khái niệm về đầu tư và đầu tư phát triển Khái niệm đầu tư và đầu tư phát triển được nhắc nhiều trong các vấn đề kinh tế xã hội. Đặc biệt với vấn đề nóng nhất hiện nay, đầu tư chứng khoán đang là vấn đề thường trực của đa số người dân nhưng ít ai hiểu được rõ về đầu tư. Và hiện nay trên thế giới cũng chưa có một quan điểm nào thống nhất về đầu tư và bản chất của đầu tư. Quan điểm về đầu tư trên các giác độ : Kinh tế, tài chính, kế toán. - Trên quan điểm về tài chính, đầu tư là quá trình làm bất động một số vốn nhằm thu lợi nhuận trong các kỳ kinh doanh tiếp theo. Quan điểm này xem xét đầu tư dưới góc độ vốn và cho rằng: ngoài việc tạo ra các tài sản vật chất tham gia trực tiếp vào hoạt động của doanh nghiệp, còn bao gồm các khoản chi tiêu gián tiếp cho sản xuất-kinh doanh, như: các chi phí nghiên cứu, đào tạo nhân viên, chi phí quản lý - Trên quan điểm về kinh tế, đầu tư là làm tăng vốn cố định tham gia vào hoạt động của các doanh nghiệp trong các chu kỳ kinh doanh nối tiếp.Đó là quá trình làm tăng tài sản cho sản xuất và kinh doanh, bao gồm cả tài sản cố định và tài sản lưu động. Quan điểm này xem xét đầu tư dưới dạng kết quả của hoạt động sử dụng nguồn vốn. - Theo quan điểm kế toán, khái niệm đầu tư gắn liền với việc phân bổ các khoản vốn đã bỏ ra vào các mục, các tài khoản cố định, trong một khoảng gian nhất định, phục vụ cho việc quản lý các kết quả đầu tư. Ngày nay, đa số các nhà kinh tế cho rằng: “Đầu tư là phương thức tạo giá trị mới, để cho vốn thực hiện được chức năng cung cấp giá trị thặng dư cho người sở hữu nó”. Đầu tư phát triển ( gọi tắt là quá đầu tư) là quá trình sử dụng vốn đầu tư để tái sản xuất giản đơn hoặc tái sản xuất mở rộng thông qua các hoạt động xây dựng nhà cửa, cấu trúc hạ tầng, mua sắm và lắp đặt máy móc thiềt bị, tiến hành các công tác xây dựng cơ bản khác và thực hiện các chi phí phục vụ cho phát huy tác dụng trong một chu kỳ hoạt động của các cơ sở vật chất – kỹ thuật này. Theo định nghĩa trên thì các hình thức mua cổ phần, gửi tiền tiết kiệm, mua hàng tích trữ không được xem là những hoạt động tạo vốn tư bản thật sự, vì vậy không phải là đầu tư phát triển. Trên giác độ toàn xã hội, đầu tư phát triển là sự hy sinh giá trị hiện tại gắn với việc tạo ra các tài sản ( tài chính, vật chất, trí tuệ ) mới cho nền kinh tế trong tương lai. Các hoạt động mua bán, phân phối lại, chuyển giao tài sản hiện có giữa các cá nhân tổ chức không phải là đầu tư đối với nền kinh tế. Từ các quan điểm về đầu tư và đầu tư phát triển, các nội dung của đầu tư là : đầu tư tài chính, đầu tư thương mại, đầu tư tài sản vật chất và sức lao động. - Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá để hưởng lãi suất định trước ( gửi tiền tiết kiệm , mua trái phiếu chính phủ). Hoặc lãi suất tuỳ thuộc vào kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty phát hành - Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để mua hàng hoá và sau đó bán với giá cao hơn nhằm thu lợi nhuộn do chênh lệch giá khi mua và gía khi bán. Cũng giống như đầu tư tàI chính, đầu tư thương mại cũng không tạo ra tàI sản mới cho nền kinh tế (nếu không xét đến ngoại thương ), mà chỉ làm tăng tàI sản tài chính của người đầu tư trong quá trình mua đi bán lại, chuyển giao quyền sở hữu hàng hoá giữa người bán với người đầu tư và người đầu tư với khách hàng của họ. - Đầu tư phát triển là hình thức đầu tư trong đó người có tiền bỏ tiền ra để tiến hành các hoạt động nhằm tạo ra tài sản mới cho nền kinh tế, làm tăng tiềm lực sản xuất kinh doanh và mọi hoạt động xà hội khác, là điều kiện chủ yếu để tạo việc làm, nâng cao đời sống cuả mọi người dân trong xã hội. Đó chính là việc bỏ tiền ra để xây dựng , sửa chữa nhà cửa và các kết cấu hạ tầng, mua sắm trang thiết bị và lắp đặt chúng trên nền bệ và bồi dưỡng đào tạo nguồn nhân lực, thực hiện các chi phí thường xuyên gắn liền với sự hoạt động của các tài sản này nhằm duy trì tiềm lực của các cơ sở đang tồn tại và tạo tiềm lực mới cho nền kinh tế xã hội. Loại đầu tư này gọi chung là đầu tư phát triển.