Tiểu Luận Nội dung của NEP .Chính sách kinh tế mới.

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung của NEP .Chính sách kinh tế mới.
    MỞ ĐẦU.
    Kế thừa và phát huy truyền thống đấu tranh dựng nước và giữ nước của cha ông ta, trong hơn một nửa thế kỷ qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản việt Nam quang vinh và Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, nhân dân Việt Nam đã đoàn kết, vượt qua nhiều khó khăn, gian khổ, anh dũng, kiên cường, thông minh và vươn lên trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước. Trong thời kỳ đổi mới, Đảng Cộng sản Việt Nam đã lãnh đạo nhân dân Việt Nam tạo nên những kỳ tích mới trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa đất nước vững bước vào thiên niên kỷ mới, từng bước xây dựng nền kinh tế tri thức.Trong sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế, Đảng và nhà nước ta đã vận dụng sáng tạo triệt để chính sách kinh tế mới - NEP vào Việt Nam. Chính sự vận dụng này đã đưa nền kinh tế nước ta thoát khỏi tình trạng trì trệ, bế tắc của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung; tạo được những thành tựu quan trọng trong công cuộc xây dựng đất nước.Để hiểu kỹ hơn chúng ta cùng tìm hiểu về chính sách kinh tế mới NEP.
    Sau cách mạng tháng 10 năm 1917, đầu năm 1918, Lênin đã đề ra kế hoạch khôi phục và phát triển nền kinh tế, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Tuy nhiên đến cuối năm 1918, kế hoạch đó đã phải hoãn lại vì ở Nga xảy ra nội chiến Để đối phó với tình hình, Lênin và Đảng cộng sản Bônsevich phải thực hiện chính sách "Kinh tế cộng sản thời chiến". Nội dung cơ bàn của chính sách này là trưng thu lương thực thừa của nông dân sau khi để lại cho họ mức ăn tối thiểu. Đồng thời, xóa bỏ việc tự do buôn bán lương thực trên thị trường, thực hiện chế độ cung cấp hiện vật cho quân đội và bộ máy nhà nước.
    Sau khi nội chiến chấm dứt, chính sách cộng sản thời chiến không còn phù hợp, nó trở thành nhân tố kìm hãm sự phát triển của lực lượng sản xuất , nó không kết hợp với kinh tế nông dân, ở một mức độ nào đó nó thoát ly khỏi quần chúng nông dân, chính sách trưng thu lương thực thừa làm mất động lực đối với nông dân. Nông trang tập thể chiếm 0.4% tổng số diện tích canh tác của cả nước, được đầu tư rât nhiều tiền của nhưng số lương thực cung cấp cho nhà nước chỉ chiếm 0.04% trong tổng số lương thực thừa. Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu bao cấp đã bộc lộ nhiều khuyết điểm. Khủng hoảng kinh tế - chính trị diễn ra sâu sắc, khối liên minh công - nông có nguy cơ tan vỡ (thể hiện rõ ở cuộc bạo loạn Cronxtat gần Lêningrat). Do đó, chính sách kinh tế mới được V.I.Lênin đề xướng để thay thế chính sách cộng sản thời chiến nhằm tiếp tục kế hoạch xây dựng Chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn mới đã được thông qua tại đại hội X của Đảng cộng sản Bônsevich.

    I. Hoàn cảnh ra đời và nội dung của chính sách kinh tế mới
    1. Hoàn cảnh ra đời.
    2. Nội dung của NEP
    II. Vận dụng NEP ở Việt Nam.
    1. Đặc điểm nền kinh tế thời kỳ quá độ ở Việt Nam.
    2. Đánh giá những thành quả trong việc vận dụng NEP.
    3. Một số giải pháp vận dụng NEP trong điều kiện lịch sử mới.
    KẾT LUẬN
     
Đang tải...