Tiểu Luận Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việt Nam từ nay đến năm 2020

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    A – LỜI MỞ ĐẦU.

    Xã hội loài người luôn biến đổi không ngừng : từ khi xã hội loài người còn là một xã hội sơ khai, nguyên thuỷ bây giờ đã trở thành một xã hội văn minh. Có như vậy là vì trong quá trình phát triển xã hội loài người đã trải qua nhiều phương thức sản xuất khác nhau, các phương thức sản xuất đó ngày càng hoàn thiện. Phương thức sản xuất được hợp thành bởi hai nhân tố là lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ; lực lượng sản xuất luôn phát triển không ngừng và đến một trình độ nào đấy sẽ làm thay đổi quan hệ sản xuất ; quan hệ sản xuất là yếu tố quy định hình thái xã hội. Như vậy để xã hội phát triển thì phải phát triển được quan hệ sản xuất mà yếu tố này lại được quy định bởi tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất phát triển được là nhờ tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Như vậy, một trong những con đường cải tạo xã hội nhanh nhất là tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một đề tài đa dạng, chủ đề rộng rãi và nội dung phong phú. Nó có tính hấp dẫn bởi vì nó là con đường đúng đắn nhất để con người phát triển xã hội ngày càng hiện đại. Chính vì tầm quan trọng thiết thực của nó nên em đã chọn đề tài “Nội dung chủ yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta từ nay đến năm 2020”

    B – NỘI DUNG.


    I. TÍNH TẤT YẾU KHÁCH QUAN CỦA CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ.
    1. Các giai đoạn, các bước của tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
    Công nghiệp hoá của nhân loại mở đầu bằng cuộc cách mạng công nghiệp ở nước Anh ; 30 năm cuối thế kỷ XVIII và 25 năm đầu thế kỷ XIX, sau đó lan sang các nước tư bản trong suốt thế kỷ XIX.

    Công nghiệp hoá được bắt đầu bằng việc đổi mới công nghệ se sợi và dệt làm cho năng suất của công việc ngày càng tăng lên rất nhiều. Trong thời gian từ năm 1760 đến năm 1827 sản lượng bông tăng 100 lần, hàng dệt len đã trở thành sản phẩm dẫn đầu trong công nghiệp nhẹ. Trong khoảng thời gian từ năm 1776 tới 1781 Jame Watt đã hoàn thiện máy hơi nước của Newcomen và mở ra kỷ nguyên của công nghiệp máy móc nổi bật là giai đoạn 1820 – 1870, đây là giai đoạn thực hiện cách mạng trong giao thông vận tải, với việc vận dụng đầu máy hơI nước của Jame Watt ngành đường sắt và tàu thuỷ chạy bằng hơi nước ra đời. Sức mạnh cơ bắp của con người được tăng lên gấp bội nhờ máy móc, đi lại thuận tiện đễ dàng khiến cho nhu cầu giao lưu giữa các nước tăng lên ; đặc biệt là vì đường sắt phát triển đã dặt ra nhu cầu về thép và sự liên kết các thị trường trong nước và quốc tế.

    Tiếp đến là giai đoạn 1870 – 1913, đây là giai đoạn mà khoa học công nghệ có những bước phát triển lớn. Những đổi mới về điện, hoá hữu cơ, động cơ đốt trong, vô tuyến được xem là cửa sổ của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ hai. Cho đến năm 1914 – 1950, do xảy ra hai cuộc thế chiến làm cho thế giới trở lên hỗn loạn, chủ nghĩa tự do và thị trường toàn cầu sụp đổ.

    Chiến tranh thế giới lần thứ hai kết thúc, công cuộc xây dựng lại sau chiến tranh về cơ bản đã hoàn thành nền kinh tế thế giới bước vào một thời kỳ phát triển về sản xuất và thương mại chưa từng có. Công nghiệp chế tạo tăng trưởng mạnh, công nghệ viễn thông có một bước tiến nhảy vọt và đặc biệt tin học giúp ích cho con người trên nhiều lĩnh vực khác nhau và ngày càng được ssử dụng phổ biến. Vì thế, thế giới ngày nay có thể coi là thế giới của điện tử, tin học và truyền hình toàn cầu.

    2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ; các loại công nghiệp hoá.
    Công nghiệp hoá - hiện đại hoá là quá trình trang bị kỹ thuật và công nghệ hiện đại cho nền kinh tế quốc dân, biến một nước có nền kinh tế kém phát triển thành một nước có nền kinh tế phát triển, thành một nước công nghiệp hiện đại.

    Điều này cũng thật dễ hiểu và tất yếu xảy ra bởi vì bất cứ một cuộc thay đổi nào, một cuộc cách mạng nào ( cách mạng về chính trị, cũng như cách mạng về kinh tế ) đều mang đến những kết quả tiến bộ hơn, hiện đại hơn đáp ứng được nhu cầu của con người.
    Trong quá trình phát triển của xã hội loài người đã diễn ra hai quá trình công nghiệp hoá. Đó là công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa và công nghiệp hoá ở các nước định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội.
    Công nghiệp hoá tư bản chủ nghĩa là quá trình chuyển nền sản xuất nhỏ lạc hậu, phong kiến, kỹ thuật thủ công sang nền sản xuất lớn tư bản chủ nghĩa tiến bộ lấy đại công nghiệp cơ khí làm nền tảng.
    Công nghiệp hoá ở các nước định hướng đi lên chủ nghĩa xã hội : ở các nước này do bị sức ép từ nền công nghiệp của các nước tư bản chủ nghĩa nên cũng phát triển mạnh công nghiệp nặng, công nghiệp cơ khí. Nhưng sau khi vấp phải nhiều sai lầm và bị thất bại.

    3. Tính tất yếu của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta
    .
    Ở nước ta xây dựng chủ nghĩa xã hội là quá trình xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa, nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, nền văn hoá mới và con người mới xã hội chủ nghĩa, trong đó nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa là “ Cái cốt vật chất ” của xã hội mới. Từ một nước mà nền sản xuất nhỏ là chủ yếu tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua giai đoạn tư bản chủ nghĩa muốn xây dựng được cơ sở vật chất của chủ nghĩa xã hội thì con đường duy nhất mang tính quy luật là tiến hành công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa.
    Như ta đã biết, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn, hiện đại là một quy luật chung phổ biến đối với tất cả các nước. Tuy nhiên tuỳ từng thời kỳ, tuỳ từng nước khác nhau nên cách thức tiến hành xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn, hiện đại cũng không giống nhau. Đối với những nước có nền kinh tế kém phát triển như nước ta, nền sản xuất nhỏ kỹ thuật thủ công là chủ yếu thì công nghiệp hoá là quá trình mang tính quy luật để tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền sản xuất lớn, hiện đại.
    Việc thực hiện và hoàn thành tốt công nghiệp hoá có ý nghĩa cực kỳ đặc biệt to lớn và có tác dụng về nhiều mặt. Công nghiệp hoá là một cuộc cách mạng về lực lượng sản xuất làm thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ làm tăng năng suất lao động. Công nghiệp hoá thậm chí là thực hiện xã hội hoá về mặt kinh tế kỹ thuật, tăng trưởng và phát triển kinh tế với tốc độ cao góp phần ổn định và ngày càng nâng cao đời sống vật chất và văn hoá cho mọi thành viên trong cộng đồng xã hội.

    Trong những điều kiện mới của sự phát triển kinh tế, mối quan hệ giữa các ngành, các vùng trong phạm vi một nước và giữa các quốc gia với nhau ngày càng đa dạng, phức tạp đòi hỏi phải không ngừng nâng cao vai trò kinh tế của nhà nước. Nâng cao khả năng tích mở rộng sản xuất làm xuất hiện thêm nhiều ngành mới để từng bước giải quyết nhu cầu về việc làm cho người lao động. Tất cả các nhiệm vụ này chỉ có thực hiện tốt trên cơ sở thực hiện đầy đủ và đúng đắn quá trình công nghiệp hoá.
    Trong xã hội ngày nay, nhân tố con người đang trở thành vấn đề trung tâm. Điều đó hỏi phải không ngừng nâng cao vai trò của nhân tố con người trong nền sản xuất, đặc biệt trong nền sản xuất lớn, hiện đại, kĩ thuật cao. Để phát huy đầy đủ vai trò của mình, con người tất yếu phải là con người hiện đại, có kĩ thuật cao, công nghệ tiên tiến. Chỉ trên cơ sở thực hiện tốt công nghiệp hoá mới có khả năng thực tế để quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện của nhân tố con người.
    Hơn nữa, chúng ta đang tiến hành công nghiệp hoá để tạo điều kiện vật chất kĩ thuật cho việc củng cố và tăng cường tiềm lực quốc phòng vững mạnh thì chúng ta mới yên tâm phát triển kinh tế và phát triển kinh tế mạnh mới tạo ra cơ sở vật chất kỹ thuật cho nền quốc phòng phát triển. Ngoài ra, công nghiệp hoá còn tạo ra nhiều khả năng cho việc thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học và công nghệ
    Như vậy công nghiệp hoá, hiện đại hoá không chỉ mang tính tất yếu mà còn mang tính cấp bách tránh cho đất nước không bị tụt hậu về kinh tế so với các nước láng giềng trong khu vực cũng như so với các nước trên thế giới.

    4. Công nghiệp hoá, Hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
    Chúng ta thấy rằng từ một nước nghèo nàn lạc hậu, muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội thành công tất yếu phải tiến hành công nghiệp hoá. Ngay như Liên Xô - cái nôi của cách mạng đi nên chủ nghĩa xã hội cũng phải tiến hành công nghiệp hoá. Tiến hành công nghiệp hoá là để tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật cho nền kinh tế phát triển mạnh, tạo nền tảng vững chắc để phát triển kinh tế. Bởi vậy, chúng ta coi công nghiệp hoá là nhiệm vụ trung tâm của thời kỳ đi lên chủ nghĩa xã hội.

    II. NỘI DUNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ VIỆT NAM TỪ
    NAY ĐẾN NĂM 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...