Tiểu Luận Nội dung cơ bản của pháp luật điểu chỉnh dịch vụ logistics ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Khái quát về dịch vụ Logistics.
    Thuật ngữ “logistics” bắt nguồn từ tiếng Hi Lạp cổ “logistikos” nghĩa là “kĩ năng tính toán”. Ban đầu thuật ngữ này được sử dụng trong lĩnh vực hậu cần trong quân sự. Vào thời các đế chế Hi Lạp và La Mã đã xuất hiện các sĩ quan chính làm công việc hành chính mang chức danh “logistikas” chịu trách nhiệm phân phối tài chính và lương thực, thực phẩm, vũ khí, vật tư cho quân đội.
    Logistics hiện đại được hiểu là khoa học về quản lí và kiểm soát sự dịch chuyển hàng hóa, năng lượng, thông tin và các nguồn nhân lực khác nhau. Dịch vụ logistics có thể hiểu đơn giản là vận chuyển (hay quản lí dòng luân chuyển) hàng hóa, vật tư đa phương tiện từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ. Cụ thể hơn, có tài liệu cho rằng đó là chuỗi công việc từ lập kế hoạch, thực hiện quản lý một mặt hàng nào đó theo dòng luân chuyển và lưu kho hàng hóa; cung ứng dịch vụ và thông tin liên quan từ điểm khởi đầu đến nơi hàng hóa tiêu thụ nhằm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng. Do vậy, nếu dịch sang tiếng Việt là “giao nhận hàng hóa” thì e rằng nội hàm khái niệm “dịch vụ logistics” không rộng, mới chỉ dừng lại ở việc luân chuyển hàng hóa, một công đọan của dịch vụ này. Tiếp đến, dịch vụ logistics là chuỗi liên hoàn các công việc, do đó sử dụng từ tiếng Việt cho chuỗi công việc này rất khó. Hơn nữa, đây là một thuật ngữ được quốc tế sử dụng chung, do đó việc sử dụng thuật ngữ logistics phù hợp với thông lệ quốc tế.
    * Phân loại dịch vụ logictics:
    - Thứ nhất: Logistics trong hoạt động hậu cần – quân sự.
    - Thứ hai: Logistics trong hoạt động kinh doanh.
    Khái niệm logistics trong hoạt động kinh doanh mới chỉ xuất hiện từ những năm 50 của thế kỉ XX do dịch vụ cung ứng vật tư và vận tải hàng hải ngày càng có tính toàn cầu và trở nên phức tạp. Khái niệm logistics trong hoạt động kinh doanh có thể được định nghĩa dịch vụ cung ứng đúng hàng hóa đúng chất lượng, đúng thời gian, đúng địa điểm và đúng giá, đồng thời là một quy trình và nó liên quan đến tất cả các ngành kinh tế.
    Có hai hình thức logictics đó là:Thứ nhất giao hàng ổn định thông qua mạng lưới vận tải và các điểm kho bãi, Thứ hai là điều phối các chuỗi nguồn lực để thực hiện các dự án.
    - Thứ ba: Logistics trong sản xuất. Việc tiến hành dịch vụ logistics trong hoạt động sản xuất nhằm bảo đảm cho mỗi cỗ máy được cung ứng đúng vật tư, đúng số lượng và chất lượng, đúng thời điểm. Đó là quá trình sắp xếp công việc hợp lí hơn và kiểm soát việc giao hàng thông qua các quy trình giá trị gia tăng và loại bỏ các quy trình không phát sinh giá tri gia tăng. Logistics trong hoạt động sản xuất cung cấp phương tiện đáp ứng yêu cầu của khách hàng và đạt hiểu quả sử dụng nguồn vốn.
    - Thứ tư: chuyện gia về logistics. Các chức năng chủ yếu của một chuyên gia logistics bao gồm: quản lí việc kiểm kê hàng hóa, mua bán, vận tải, bốc xếp, tư vấn, tổ chức và lập kế hoạch thực hiện các hoạt động trên.
    - Thứ năm: quản lí về logistics: Quản lí về logistics là một bộ phận của hoạt động quản lí chuối cung ứng dịch vụ, bao gồm việc lập kế hoạch, thực hiện và kiểm soát việc giao nhận hàng, kho bãi, dịch vụ và các thông tin liên quan từ nơi sản xuất đến nơi tiêu thụ nhằm đáp ứng yêu cầu của khách hàng.
    - Thứ sáu: các dịch vụ liên quan đến logistics. Vận tải (hàng không, đường sắt, đường biển, đường bộ); bốc xếp container, cho tàu vào cảng; logistics quốc phòng (hậu cần); phân phối (lương thực); logistics thông tin, tiếp thị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...