Tiểu Luận Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình đầu tư trong hệ thống

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung cơ bản của đầu tư phát triển trong doanh nghiệp. Phân tích tình hình đầu tư trong hệ thống DNNN.

    Nhóm 11

    ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT:

    Chương I: Những vấn đề lí luận chung về đầu tư phát triển trong doanh nghiệp
    I.Đầu tư phát triển:
    1.1. Các khái niệm cơ bản:

    - Đầu tư là sự hy sinh các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành các hoạt động nào đó nhằm thu về kết quả nhất định trong tương lai lớn hơn các nguồn lực đã bỏ ra để đạt được các kết quả đó.
    - Đầu tư phát triển là bộ phận cơ bản của đầu tư, là việc chỉ dùng vốn trong hiện tại để tiến hành các hoạt động nhằm làm tăng thêm hoặc tạo ra những tài sản vật chất (nhà xưởng thiết bị .) và tài sản trí tuệ (tri thức, kỹ năng .), gia tăng năng lực sản xuất, tạo thêm việc làm và vì mục tiêu phát triển.
    - Đầu tư tài chính là loại đầu tư trong đó người có tiền bỏ ra cho vay hoặc mua các chứng chỉ có giá trên thị trường tiền tệ, thị trường vốn để được hưởng lãi suất định trước.
    - Đầu tư thương mại là loại đầu tư trong đó người có tiền mua hàng hóa và bán ra với giá cao hơn để hưởng chênh lệch giá khi mua và khi bán.
    1.2.Phân loại đầu tư
    -Theo nguồn vốn đầu tư
    + Đầu tư trong nước.
    + Đầu tư nước ngoài.
    -Theo hình thức đầu tư.
    + Tự đầu tư.
    + Liên doanh
    + BOT, BT, BTO.
    -Theo phương thức thực hiện.
    + Mua
    + Xây dựng
    + Thuê
    -Theo luật đầu tư.
    + Đầu tư trong nước.
    + Đầu tư nước ngoài
    + FDI
    -Theo thẩm quyền đầu tư.
    + Thủ tướng chính phủ (dự án quan trọng quốc gia)
    + Chủ tịch UBND tỉnh, tp trực thuộc trung ương, bộ trưởng, thủ trưởng các cơ quan trực thuộc chính phủ.
    + Thủ trưởng các cấp được ủy quyền hoặc được phân cấp theo quy định.
    -Theo thời gian thực hiện & phát huy tác dụng của các kết quả đầu tư
    I.3. Mục đích của đầu tư phát triển:
    - Mục đích của đầu tư phát triển là vì sự phát triển bền vững, vì lợi ích quốc gia, cộng đồng và nhà đầu tư. Trong đó, đầu tư nhà nước nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu nhập quốc dân, góp phần giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của các thành viên trong xã hội. Đầu tư của doanh nghiệp nhằm tối thiểu chi phí, tối đa lợi nhuận, nâng cao khả năng cạnh tranh và chất lượng nguồn nhân lực .
    I.4. Đặc điểm của đầu tư phát triển:
    - Quy mô tiền vốn, vật tư, lao động cần thiết cho hoạt động đầu tư phát triển thường rất lớn.
    + Quy mô vốn đầu tư lớn nằm khê đọng trong suốt quá trình thực hiện đầu tư. Vì thế đòi hỏi phải có giải pháp tạo vốn và huy động vốn hợp lý, xây dựng các chính sách, quy hoạch, kế hoạch đầu tư đúng đắn, quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tư, bố trí vốn theo tiến độ đầu tư, thực hiện đầu tư trọng tâm trọng điểm,đánh giá kiểm tra năng lực thi công công trình,giám sát chặt chẽ trong việc sử dụng vốn nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,tiết kiệm được vốn và thu hồi vốn.
    + Lao động cần sử dụng cho các dự án lớn đặc biệt đối với các dự án trọng điểm quốc gia. Do đó, công tác tuyển dụng, đào tạo,quản lý, sử dụng và đãi ngộ cần tuân thủ một kế hoạch định trước, sao cho đáp ứng tốt nhất nhu cầu từng loại nhân lực theo tiến độ đầu tư, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực do vấn đề “hậu dự án” tạo ra như việc bố trí lại lao động, giải quyết lao động dôi dư cùng các chế độ liên quan.
    - Thời kì đầu tư kéo dài.
    Thời kỳ đầu tính từ khi khởi công thực hiện dự án đến khi dự án hoàn thành và dựa vào hoạt động. Nhiều công trình đầu tư phát triển có thời gian đầu tư kéo dài hàng chục năm. Do vốn lớn lại nằm khê động suốt thời gian thực hiện đầu tư nên để nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, cần tiến hành phân kỳ đầu tư, bố trí vốn và các nguồn lực tập trong hoàn thành dứt điểm từng hạng mục công trình, quản lý cho chặt chẽ tiến độ kế hoạch đầu tư, khắc phục tình trạng thiếu vốn, nợ đọng vốn đầu tư xây dụng cơ bản,thực hiện tiết kiệm,chống thất thoát lãng phí,sử dụng một cách có hiệu quả đồng vốn đầu tư.
    - Thời kì vận hành kết quả đầu tư kéo dài.
    Thời gian vận hành kết quả đầu tư tính từ khi đưa công trình vào hoạt động cho đến khi hết thời hạn sử dụng và đào thải công trình. Trong suốt quá trình vận hành , các thành quả đầu tư chịu tác động hai mặt, cả tích cực và tiêu cực của nhiều yếu tố tự nhiên, chính trị, kinh tế, xã hội . Để thích ứng với đặc điểm này, công tác quản lý hoạt động đầu tư cần chú ý 1 số nội dung sau:
    + Cần xâu dựng cư chế và phương pháp dự báo khoa học cả ở cấp vi mô và vĩ mô về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm đầu tư tương lai, dự khiến khả năng cung từng năm và toàn bộ vòng đời dự án.
    + Quản lý tốt quá trình vận hành,quy hoạch kế hoạch hợp lý, nhanh chóng đưa các thành quả đầu tư vào sử dụng, hoạt động tối đa công suất để nhanh chóng thu hồi vốn, tránh hao mòn vô hình.
    + Chú ý đúng mức đến yếu tố độ trễ thời gian đầu tư. Đầu tư trong năm nhưng thành quả đầu tư chưa chắc đã phát huy tác dụng ngay trong năm đó mà từ những năm sau và kéo dài trong nhiều năm. Đây là đặc điểm rất riêng của lĩnh vực đầu tư, ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý hoạt động đầu tư.
    - Đại bộ phận các công trình đầu tư thường phát huy tác dụng ngay tại nơi nó được tạo dựng nên do đó chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên,kinh tế, xã hội tại vùng đó.
    Không thể dễ dàng di chuyển các công trình đã đầu tư từ nơi này sang nơi khác, nên công tác quản lý hoạt động đầu tư phát triển cần phải quán triệt đặc điểm này trong một số nội dung sau:
    + Trước tiên, cần phải có chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư đúng. Đầu tư cái gì, công suất bao nhiêu là hợp lý . cần phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, dựa trên căn cứ khoa học.
    + Lựa chọn địa điểm đầu tư hợp lý. Để làm được điều này cũng cần phải dựa trên căn cứ khoa học, dựa vào một hệ thống các chỉ tiêu kinh tế, chính trị, xã hội, môi trường, văn hóa . Cần xây dựng một bộ tiêu chí khác nhau và nhiều phương án so sánh để lựa chọn vùng lãnh thổi và địa điểm đầu tư cụ thể và hợp lý nhất, sao cho khai thác được tối đa lợi thế vùng và không gian đầu tư cụ thể, tạo điều kiện nâng cao hiệu quả vốn đầu tư.
    - Đầu tư phát triển có độ rủi ro cao.
    Do quy mô vốn đầu tư lớn, thời kỳ đầu tư kéo dài và thời gian vận hành các kết quả đầu tư cũng kéo dài . nên mức độ rủi ro của hoạt động đầu tư phát triển thường cao. Rủi ro đầu tư do nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân chủ quan từ phía các nhà đầu tư như quản lý kém, chất lượng sản phẩm không đạt yêu cầu . có nguyên nhân khách quan như giá nguyên liệu tăng, giá bán sản phẩm giảm, công suất sản suất không đạt công suất thiết kế . Vậy để quản lý hoạt động đầu tư phát triển hiệu quả, cần phải thực hiện các biện pháp quản lý rủi ro bao gồm:
    + Nhận diện rủi ro đầu tư. Có nhiều nguyên nhân rủi ro, do vậy xác định đúng nguyên nhân rủi ro sẽ là khâu quan trọng đầu tiên để tìm ra giải pháp phù hơp để khắc phục.
    + Đánh giá mức độ rủi ro. Rủi ro xảy ra có khi rất nghiêm trọng nhưng có khi chưa đến mức gây nên những thiệt hại về kinh tế. Đánh giá đúng mức độ rủi ro sẽ đưa ra biện pháp phòng và chống phù hợp.
    + Xây dựng các biện pháp phòng và chống rủi ro. Mỗi loại rủi ro và mức độ rủi ro nhiều hay ít sẽ có biện pháp phòng và chồng tưng ứng nhằm hạn chế thấp nhất các thiệt hại có thể có do rủi ro này gây ra.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...