Tài liệu Nội chiến mỹ (1861 - 1865)

Thảo luận trong 'Lịch Sử' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NỘI CHIẾN MỸ (1861 - 1865)


    Năm 1783, khi chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mỹ kết thúc thắng lợi, nước Mỹ ra đời với 13 tiểu bang. Tuy nhiên, nước Cộng hòa non trẻ này còn nhiều vấn đề tồn tại. Nhân dân lao động Mỹ đã liên tục đấu tranh để bảo vệ và mở rộng những quyền dân chủ mà cách mạng đã đem lại. Cuộc đấu tranh đó đã dẫn đến cuộc nội chiến 1862-1865, mà lịch sử thường gọi là chiến tranh li khai.

    I. NƯỚC MỸ NỬA ÐẦU THẾ KỶ XIX

    1. Công cuộc di thực và bành trướng của Mỹ:

    Khi chiến tranh giành độc lập kết thúc, nước Mỹ có 13 bang nằm ở phía Ðông bắc, ven bờ Ðại Tây Dương. Sau đó, Mỹ đã bành trướng mạnh về phía Tây bằng cách mua lại đất đai của Pháp, tước đọat của Tây Ban Nha, đồn đuổi thổ dân Indians. Cho đến giữa thể kỷ XIX, Mỹ đã có 30 bang với diện tích 3 triệu dặm vuông, dân số 23 triệu người.

    Giai cấp thống trị Mỹ không những mở rộng đất đai trong nước mà còn mưu toan thôn tính đất đai bên ngòai, trước hết là vùng châu Mỹ La tinh. Năm 1823, Tổng thống Monroe đưa ra học thuyết: Châu Mỹ của người Mỹ với dã tâm xâm lược vùng Châu Mỹ La tinh, biến Châu Mỹ La tinh thành sân sau của Mỹ. Mỹ còn gây chiến tranh với Mê-hi-cô năm 1846-1848, mở đầu cho việc thôn tính Trung và Nam Mỹ. Ðồng thời, Mỹ cũng dòm ngó sang Châu Aï: can thiệp vào chiến tranh thuốc phiện ở Trung Quốc, đàn áp phong trào Thái bình Thiên quốc, uy hiếp Nhật Bản Ðến giữa thế kỷ XIX, Mỹ đã trở thành một nước đế quốc với những tham vọng đất đai rộng lớn.

    2. Tình hình phát triển kinh tế:

    Cùng với việc mở rộng đất đai, nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng nhờ nhiều yếu tố thuận lợi: tài nguyên thiên nhiên phong phú, sức lao động dồi dào, đất đai rộng lớn.

    2.1. Công nghiêp:

    Tuy chưa bắt đầu cách mạng công nghiệp, Mỹ cũng đã thừa hưởng những thành tựu của cuộc cách mạng kỹ thuật Châu Âu, đặc biệt là cách mạng công nghiệp Anh, do đó công nghiệp Mỹ có những thành tựu đáng kể.

    Giữa thế kỷ X1X, công nghiệp nhẹ phát triển nhanh, nhất là công nghiệp dệt, đứng hàng thứ hai trên thế giới. Công nghiệp nặng phát triển với các ngành: khai mỏ, luyện kim, chế tạo máy móc, nhất là máy nông nghiệp.

    Trong giao thông vận tải: đường sắt phát triển đáng kể, giữ vị trí hàng đầu thế giới với 49.287 km. Ngòai ra, công nghiệp đóng tàu cũng khá phát triển do nhu cầu vận chuyển đường sông, biển và khả năng lớn về gỗ. Việc đào các con kênh cũng có một ý nghĩa lớn lao, làm cho việc giao thông thuận lợi hơn.

    Việc tìm ra mỏ vàng ở California đã kích thích mạnh mẽ sự phát triển của chủ nghĩa tư bản. Với sự phát triển đó, Mỹ xếp hàng thứ tư trong các nước công nghiệp trên thế giới.

    2.2 Nông nghiệp:

    Nông nghiệp Mỹ phát triển với hai miền khác nhau:

    - Miền Bắc và Tây Bắc: kinh tế trại chủ chiếm ưu thê. Trại chủ khai khẩn đất đai dựa vào sức lao động của mình là chính, không chịu ảnh hưởng của chế độ phong kiến. Ðây là con đường phát triển nông nghiệp kiểu Mỹ mà Lê-nin đã gọi.

    - Miền Nam: Nông nghiệp nằm trong tay các chủ đồn điền dựa vào sự bóc lột lao động nô lệ da đen. Các đồn điền miền Nam chủ yếu trồng bông vải, mía, thuốc lá . phục vụ cho công nghiệp ở phía Bắc. Về thực chất, kinh tế đồn điền là nền kinh tế tư bản chủ nghĩa nhưng chủ nô đã sử dụng nhân công là nô lệ trong việc cung cấp hàng hóa cho thị trường miền Bắc.

    3. Mâu thuẫn giữa hai miền Nam - Bắc:

    Ðến giữa thế kỷ X1X, nền kinh tế công nghiệp ngày càng phát triển mạnh. Sự thắng thế của giai cấp tư sản công nghiệp miền Bắc dần dần mâu thuẫn với chế độ nô lệ đồn điền ở miền Nam.

    Vào những năm 50 của thế kỷ X1X, kinh tê đồn điền miền Nam lâm vào tình trạng khủng hoảng. Trong các đồn điền, kỹ thuật canh tác thô sơ vì người ta chỉ bóc lột lao động của nô lệ, đất đai không được chăm bón nên bị bạc màu nhanh chóng. Chủ nô tìm đất mới bằng cách sang miền Tây là vùng rộng mênh mông để phát triển nền kinh tế của mình. Trại chủ miền Bắc cũng muốn biến miền Tây là những vùng hậu cần cho công nghiệp ở phía Bắc. Cả hai đều coi miền Tây như vùng dự trữ của mình, nhưng họ muốn phát triển vùng này theo hai hướng khác nhau: tư bản chủ nghĩa và chế độ nô lệ đồn điền.

    Sự tồn tại của chế độ nô lệ miền Nam gây cản trở cho sự phát triển tư bản chủ nghĩa cho nên khi vấn đề khai thác miền Tây được đẩy mạnh, Bắc Mỹ càng thấy cần phải giải phóng nô lệ càng nhanh càng tốt. Vì thế, vấn đề khai thác đất ở miền Tây có một ý nghĩa chính trị rất quan trọng.

    Khi mâu thuẫn giữa hai bên còn chưa gay gắt, thì hai miền còn thỏa hiệp với nhau qua thỏa ước Misouri và thỏa ước 1850 (cho miền Bắc một số bang có nô lệ, miền Nam không có nô lệ) nhưng kéo dài không lâu. Trong những năm 50 của thế kỉ XIX, một phong trào đòi giải phóng nô lệ nổ ra sôi nổi, lôi kéo mọi tầng lớp nhân dân ở Bắc Mỹ tham gia như nô lệ, công nhân, trại chủ, tư sản.

     

    Các file đính kèm:

Đang tải...