Luận Văn Nợ tồn đọng trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Tài Chính Thuế' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của Đề tài
    Nợ tồn đọng trong các DNNN được Chính phủ quan tâm và có những chính
    sách nhằm tháo gỡ từ rất sớm. Ngày 09 tháng 01 năm 1991, Chủ tịch Hội đồng Bộ
    trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) đã có Quyết định số 104/QĐ- HĐBT về việc
    xử lý, thanh toán nợ giai đoạn I; tiếp theo là Quyết định số 277/QĐ-HĐBT ngày
    29/7/1992 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng về xử lý, thanh toán nợ giai đoạn II. Sau
    nhiều chính sách tháo gỡ của Nhà nước và giải pháp của bản thân các doanh nghiệp,
    tình trạng nợ tồn đọng trong các doanh nghiệp đã có sự cải thiện nhất định. Tuy
    nhiên, kể từ khi kết thúc xử lý nợ giai đoạn II đến nay, nợ tồn đọng trong các doanh
    nghiệp xây dựng vẫn có xu hướng ngày một gia tăng. Trong đó, tình trạng nợ tồn
    đọng vốn đầu tư dẫn đến nhà thầu chính nợ nhà thầu phụ; doanh nghiệp nợ thuế Nhà
    nước, nợ tiền vay ngân hàng và các tổ chức tài chính, nợ các đơn vị cung cấp vật tư,
    thiết bị, nợ tiền lương công nhân . Nợ tồn đọng làm cho tình hình tài chính của các
    doanh nghiệp thiếu lành mạnh, ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, gây
    ách tắc, bất ổn về tài chính cho nền kinh tế. Xử lý nợ tồn đọng là một thách thức đối
    với Nhà nước và các doanh nghiệp xây dựng. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu, phân
    tích thực trạng để đưa ra các giải pháp hợp lý nhằm xử lý nợ tồn đọng trong các
    DNNN thuộc lĩnh vực xây dựng là một nhu cầu cấp thiết.
    Từ những đòi hỏi của lý luận và thực tiễn nên tác giả chọn Đề tài “Nợ tồn
    đọng trong các doanh nghiệp nhà nước thuộc lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam
    để nghiên cứu.
    2. Tổng quan về đề tài nghiên cứu
    Những công trình nghiên cứu về nợ tồn đọng trong DNNN nói chung, trong
    DNNN thuộc lĩnh vực xây dựng nói riêng không nhiều và phạm vi, mức độ nghiên
    cứu cũng rất khác nhau. Một số công trình tiêu biểu, đó là: Cục Tài chính doanh
    nghiệp thuộc Bộ Tài chính với đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2001), “Thành lập
    Công ty mua bán nợ, tài sản và tư vấn chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước”
    Công ty mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp - DATC (2005) với đề tài
    nghiên cứu khoa học cấp Bộ “Xây dựng cơ chế mua bán và xử lý nợ tồn đọng thúc đẩy
    cải cách DNNN và Ngân hàng thương mại quốc doanh ở Việt Nam”.
    2
    Những công trình trên đây, ở các mức độ và góc độ khác nhau đã tiếp cận và đề
    xuất những giải pháp xử lý nợ tồn đọng trong doanh nghiệp nói chung, DNNN nói
    riêng. Nợ tồn đọng trong DNNN thuộc lĩnh vực xây dựng có những đặc thù, khác biệt
    với nợ tại các doanh nghiệp thuộc ngành nghề kinh doanh khác cả về quá trình hình
    thành, quy mô và giải pháp xử lý nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu sâu cả về
    lý luận và thực tiễn nên cũng chưa có giải pháp riêng biệt cho việc xử lý đối với loại
    nợ này. Đây sẽ là những vấn đề mà Luận án tập trung nghiên cứu.
    3. Mục đích nghiên cứu của Luận án
    Hệ thống, khái quát và luận giải để làm rõ hơn những vấn đề lý luận chủ yếu
    về nợ và nợ tồn đọng trong doanh nghiệp; trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm xử lý
    nợ tồn đọng của một số quốc gia trên thế giới, rút ra những bài học phù hợp với Việt
    Nam; đánh giá thực trạng nợ tồn đọng và việc xử lý nợ tồn đọng trong các DNNN
    thuộc lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam trong thời gian qua và phân tích để tìm ra
    nguyên nhân phát sinh nợ tồn đọng; đánh giá kết quả việc xử lý nợ tồn đọng, chỉ ra
    những hạn chế và nguyên nhân của những hạn; đề xuất phương hướng và giải pháp
    xử lý nợ tồn đọng trong DNNN thuộc lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam;
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về nợ tồn đọng và xử lý nợ tồn đọng
    trong các DNNN ở Việt Nam.
    Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu nợ tồn đọng và xử lý nợ tồn đọng
    trong các DNNN thuộc lĩnh vực xây dựng ở Việt Nam.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Để nghiên cứu đối tượng trên, Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật
    biện chứng cùng với việc kết hợp phương pháp tổng hợp, phân tích, thống kê, so
    sánh, các phương pháp của toán học và nghiệp vụ kế toán. Ngoài ra, tác giả còn sử
    dụng các kết quả nghiên cứu, rút ra từ các công trình nghiên cứu khoa học của các
    học giả trong và ngoài nước.
    6. Những đóng góp của Luận án
    - Hệ thống và luận giải rõ những vấn đề lý luận chủ yếu về nợ và nợ tồn đọng
    trong doanh nghiệp;
    - Rút ra những bài học hữu ích về xử lý nợ tồn đọng cho Việt Nam từ việc
    nghiên cứu kinh nghiệm xử lý nợ tồn đọng của một số quốc gia trên thế giới.
    3
    - Đánh giá, nhận xét tổng quan về DNNN thuộc lĩnh vực xây dựng cả về hiện
    tại và xu thế phát triển; làm rõ thực trạng nợ tồn đọng trong DNNN thuộc lĩnh vực
    xây dựng và nguyên nhân hình thành nợ tồn đọng; đánh giá những kết quả đạt được,
    hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc xử lý nợ tồn đọng.
    - Đề xuất hệ thống giải pháp xử lý nợ tồn đọng trong DNNN thuộc lĩnh vực
    xây dựng, bao gồm: Nhóm giải pháp đối với doanh nghiệp, nhóm giải pháp đối với
    Nhà nước và những giải pháp có tính chất điều kiện để thực hiện xử lý nợ tồn đọng
    trong doanh nghiệp.
    7. Kết cấu của Luận án
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của Luận án
    gồm 3 chương:
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...