Luận Văn Nợ nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
    Trong những năm qua nước ta liên tục đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đó
    không chỉ dựa vào yếu tố nội sinh, mà còn có sự tác động của yếu tố bên ngoài. Để đạt
    được tốc độ tăng trưởng cao trong điều kiện tiết kiệm trong nước còn hạn chế, các
    nước đang phát triển thường thu hút các nguồn vốn nước ngoài bằng nhiều cách khác
    nhau, trong đó vay nợ là một phương thức phổ biến. Vay nợ nước ngoài bao gồm vay
    nợ dưới hình thức vay vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) có tính chất ưu đãi và
    vay thương mại theo các điều kiện thị trường. Chính nguồn vốn bổ sung từ bên ngoài
    đã giúp nhiều quốc gia khắc phục tình trạng chậm phát triển và chuyển sang phát triển
    bền vững.
    Nợ nước ngoài phải được sử dụng một cách có hiệu quả để đáp ứng các nhu cầu
    đầu tư, đồng thời phải thúc đẩy xuất khẩu tăng trưởng, nhằm tạo nguồn vốn trả nợ,
    đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Tuy nhiên, cũng có không ít quốc gia không
    những không cải thiện được một cách đáng kể tình hình kinh tế mà còn lâm vào tình
    trạng nợ nần, khủng hoảng nợ và kinh tế suy thoái. Nguyên nhân của những thất bại
    trong việc vay nợ nước ngoài cũng có rất nhiều, trong đó phải kể đến buông lỏng quản
    lý nợ nước ngoài. Chính vì vậy chính sách quản lý nợ nước ngoài là một bộ phận thiết
    yếu trong chính sách tài chính quốc gia.
    Vấn đề quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam chỉ thực sự bắt đầu từ năm 1993 khi
    nước ta chính thức thiết lập lại quan hệ hợp tác đa phương với các tổ chức tín dụng lớn
    trên thế giới như Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) và Ngân hàng
    Phát triển Châu Á (ADB). Song, cũng từ đó các cam kết hỗ trợ vốn ODA của các nước
    công nghiệp phát triển và các tổ chức tín dụng quốc tế cho nước ta ngày càng tăng dần
    về số lượng vay, số khoản vay, tính đa dạng của hình thức vay và trả nợ, vì thế việc
    theo dõi và quản lý nợ nước ngoài cũng trở nên ngày càng bức thiết.
    Tính cấp thiết của việc đổi mới quản lý nợ nước ngoài cũng xuất phát từ việc tăng
    cường hội nhập của nền kinh tế Việt Nam và quá trình toàn cầu hoá. Năm 2006, nước
    ta chính thức gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), đánh dấu một cột mốc
    quan trọng vào quá trình hội nhập quốc tế sâu, rộng của nước ta. Tăng cường hội nhập
    với nền kinh tế thị trường toàn cầu, đặc biệt là các cam kết mở cửa dịch vụ tài chính
    của Chính phủ, sẽ đem lại cho các doanh nghiệp Việt Nam khả năng tiếp cận với các
    nguồn tín dụng quốc tế.
    Đối với hệ thống quản lý nợ nước ngoài, điều này cũng có ý nghĩa việc ứng dụng
    các phương pháp, kỹ thuật và kỹ năng phân tích nợ trong nền kinh tế thị trường để cập
    nhật, giám sát và kiểm tra được việc vay và trả nợ nước ngoài trở nên hết sức bức
    thiết. Đặc biệt do kinh nghiệm và thực tiễn quản lý nợ nước ngoài trong nền kinh tế thị
    trường của nước ta chưa có nhiều và hệ thống quản lý nợ nước ngoài còn đang trong
    quá trình hoàn thiện, nên nhu cầu nghiên cứu và xây dựng năng lực về mặt này càng
    lớn.
    Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và các
    chuyên gia kinh tế, năm nay thế giới sẽ phải gánh lấy những hậu quả to lớn do tác
    động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu gây ra. Việt Nam là một thành phần trong
    4
    “guồng máy” kinh tế toàn cầu, do đó sẽ bị ảnh hưởng ít nhiều bởi cuộc khủng hoảng
    này gây ra.
    Khủng hoảng là một đề tài rộng lớn và có nhiều tác động đến nhiều nước, không
    chỉ ở mặt kinh tế mà ở các mặt xã hội, văn hoá, y tế, giáo dục Có thể nói khủng
    hoảng kinh tế là một mãng vấn đề được cấu thành bởi nhiều khía cạnh khác nhau. Và
    khủng hoảng nợ là một trong nhiều bộ phần cấu thành nên khủng hoảng kinh tế.
    Để đảm bảo không rơi vào khủng hoảng nợ như các Mỹ Latinh trong thập niên
    những năm 80, đòi hỏi Chính phủ phải có những biện pháp quản lý hiệu quả các nguồn
    vốn vay nước ngoài. Chúng tôi nhận thấy rằng nợ nước ngoài có thể xem như là một
    “con dao hai lưỡi”, vừa giúp các nước đang “thiếu vốn” tăng cường và đẩy mạnh phát
    triển kinh tế, nhưng nếu các nước sử dụng không hợp lý “nguồn vốn ngoại sinh” đó sẽ
    gây ra những tác động tiêu cực đến quá trình phát triển kinh tế bền vững.
    Do đó, một vấn đề bức thiết đặt ra lúc này là đòi hỏi Chính phủ phải có những
    “bước đi” hợp lý, đặc biệt trong việc vay, quản lý và trả nợ nước ngoài để tránh “bước
    nhầm những vết xe đã đổ” của các nước đi trước. Với tính cấp thiết của vấn đề nên
    chúng tôi đã chọn đề tài “Nợ nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp” làm
    công trình nghiên cứu khoa học sinh viên của chính mình.
    Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình nghiên cứu, song chúng tôi cũng
    không thể nào tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được được sự góp
    ý chân thành của thầy cô và bạn đọc nhằm giúp cho đề tài được hoàn thiện hơn.

    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu: đề tài tập trung vào việc nghiên cứu hệ thống quản lý nợ
    hiện hành và phân tích thực trạng quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam thông qua các chỉ
    số kinh tế và chỉ số nợ nước ngoài trên giác độ vĩ mô.
    Mục đích nghiên cứu: phạm vi nghiên cứu chủ yếu của đề tài tập trung vào công
    tác quản lý nợ nước ngoài, các biến số và các chính sách có ảnh hưởng đến tính bền
    vững của nợ nước ngoài giai đoạn 1995-2008.

    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
    Đề tài đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
    Thu nhập thông tin từ các nguồn cung cấp khác nhau.
    Thống kê, tổng hợp những thông tin thu thập được.
    Phân tích những thông tin thu thập được. Từ đó đưa ra những kết luận cụ thể
    cho từng vấn đề ở mỗi thời kỳ.
    Trong đó, phương pháp chính là thống kê: mô tả và phân tích phù hợp
    mục tiêu nghiên cứu.

    4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài gồm có 3 chương:
    Chương 1: Tổng quan về việc quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng về việc quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam.
    Chương 3: Các giải pháp nhằm tăng cường giám sát và quản lý nợ nước ngoài ở
    Việt Nam.
    Đồng thời sau mỗi chương chúng tôi đều rút ra kết luận để giúp cho người đọc có
    thể nắm được những vấn đề chung nhất ở mỗi chương.



    1
    MỤC LỤC
    trang

    PHẨN MỞ ĐẦU
    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI .3
    2. ĐỐI TƯỢNG VÀ MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU .4
    3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4
    4. KẾT CẤU CỦA ĐỀ TÀI 4

    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở
    VIỆT NAM 5
    1.1. TỔNG QUAN VỀ NỢ NƯỚC NGOÀI .5
    1.1.1. Định nghĩa về nợ nước ngoài 5
    1.1.2. Phân loại nợ nước ngoài .6
    1.1.3. Phân loại các nước theo mức độ nợ nước ngoài 7
    1.1.4. Các chỉ tiêu đánh giá nợ nước ngoài .8
    1.1.5. Vai trò của nợ nước ngoài 9
    1.2. KHỦNG HOẢNG NỢ VÀ VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI 10
    1.2.1. Định nghĩa về khủng hoảng nợ .10
    1.2.2. Việc quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam .11
    1.3. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI CỦA MỘT SỐ NƯỚC
    TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 14
    1.3.1. Kinh nghiệm quốc tế về quản lý nợ nước ngoài .14
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm cho việc Việt Nam trong việc vay và quản lý nợ
    quốc tế 16
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 18

    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ VIỆC QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở
    VIỆT NAM 19
    2.1. TÌNH HÌNH VAY NỢ VAY NƯỚC NGOÀI CỦA VIỆT NAM .19
    2.1.1. Các phương thức vay nợ chủ yếu của Việt Nam .19
    2.1.2. Tình hình vay nợ nước ngoài của Việt Nam .23
    2.2. TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 26
    2.2.1. Cơ chế quản lý nợ 26
    2.2.2. Đánh giá về tình hình nợ nước ngoài tại Việt Nam 27
    2.2.3. Hiệu quả sử dụng nợ vay 29
    2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI Ở VIỆT NAM 31
    2.3.1. Những thành tựu nổi bật của công tác quản lý nợ nước ngoài ở Việt Nam 31
    2.3.2. Một số tồn tại trong quản lý nợ nước ngoài 32
    2.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại 35
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 37

    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG GIÁM SÁT VÀ
    QUẢN LÝ NỢ NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 38
    3.1. CÁC GIẢI PHÁP ĐẢM BẢO KHẢ NĂNG TIẾP NHẬN NỢ VAY NƯỚC
    NGOÀI 38
    3.1.1. Đảm bảo tăng trưởng kinh tế ổn định và bền vững .38
    3.1.2. Gia tăng dự trữ ngoại hối 38
    3.1.3. Gia tăng dự trữ ngoại hối 39
    3.2. CÁC GIẢI PHÁP LÀM GIẢM CHI PHÍ VAY NỢ .40
    3.2.1. Chính sách tỷ giá hối đoái 40
    3.2.2. Ổn định lạm phát 40
    3.2.3. Thay đổi hình ảnh Việt Nam trên thị trường thế giới 41
    3.3. CÁC BIỆN PHÁP SỬ DỤNG VỐN VAY HIỆU QUẢ 43
    3.3.1. Kiểm soát nợ nước ngoài 43
    3.3.2. Các biện pháp nhằm sử dụng nợ nước ngoài có hiệu quả 44
    3.4. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NỢ VAY NƯỚC NGOÀI .45
    3.5. CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ 46
    3.5.1. Ổn định môi trường thể chế 46
    3.5.2. Cải thiện môi trường đầu tư 46
    KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 47
    KẾT LUẬN .48
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 49
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

    • 18-.rar
      Kích thước:
      986.7 KB
      Xem:
      0
Đang tải...