Tiểu Luận Nợ công ở Việt Nam - Thực trạng & giải pháp

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ VỀ NỢ CÔNG . 3
    1.1. Khái niệm nợ công . . 3
    1.2. Các đặc trưng cơ bản của nợ công . 3
    1.3. Những tác động của nợ công . . 4
    1.4. Giới hạn an toàn của nợ công . . 5
    2. THỰC TRẠNG NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM . . 5
    2.1. Thực trạng . 5
    2.1.1. Quy mô nợ công . . 5
    2.1.2. Về cơ cấu nợ công . . 6
    2.2. Đánh giá chung về những thành tựu và hạn chế trong công tác quản lý nợ
    công của Việt Nam . . 9
    2.2.1. Thành tựu . . 9
    2.2.2. Hạn chế . . 11
    3. CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NỢ CÔNG Ở VIỆT NAM . 12
    I. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . . 14





    1. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ VỀ NỢ CÔNG
    1.1. Khái niệm nợ công
    Dựa vào Luật Quản lý nợ công được ban hành ngày 17 tháng 6 năm 2009, theo
    Điều 1 của luật này thì nợ công bao gồm: nợ chính phủ, nợ được chính phủ bảo lãnh
    và nợ của chính quyền địa phương. Trong đó:
     Nợ chính phủ là khoản nợ phát sinh từ các khoản vay trong nước, nước ngoài,
    được ký kết, phát hành nhân danh Nhà nước, nhân danh Chính phủ hoặc các
    khoản vay khác do Bộ Tài chính ký kết, phát hành, uỷ quyền phát hành theo quy
    định của pháp luật. Nợ chính phủ không bao gồm khoản nợ do Ngân hàng Nhà
    nước Việt Nam phát hành nhằm thực hiện chính sách tiền tệ trong từng thời kỳ.
     Nợ được Chính phủ bảo lãnh là khoản nợ của doanh nghiệp, tổ chức tài chính, tín
    dụng vay trong nước, nước ngoài được Chính phủ bảo lãnh.
     Nợ chính quyền địa phương là khoản nợ do Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
    thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh) ký kết, phát
    hành hoặc uỷ quyền phát hành.
    Quy mô của nợ công thường được đối chiếu khoản nợ này bằng bao nhiêu phần
    trăm so với tổng sản phẩm quốc nội (GDP).
    Thông thường thì nợ chính phủ được phân thành nợ trong nước ( vay từ người
    trong nước) và nợ nước ngoài ( vay từ người nước ngoài ). Cụ thể những khoản vay
    chính phủ như : vay vốn ODA, trái phiếu chính phủ ( phát hành trong và ngoài nước),
    trái phiếu đô thị, khoản vay của một tập đoàn kinh tế được chính phủ bảo lãnh ngoài
    ra chính phủ cũng có thể vay từ các ngân hàng thương mại, các thể chế tài chính quốc
    tế như quỹ tiền tệ thế giới IFM.
    1.2. Các đặc trưng cơ bản của nợ công
     Nợ công là khoản nợ ràng buộc trách nhiệm trả nợ của nhà nước. Trách nhiệm trả
    nợ của nhà nước được thể hiện dưới hai góc độ là trực tiếp và gián tiếp. Ở góc độ
    trực tiếp, nhà nước là chủ thể đứng ra đi vay nên sẽ chịu trách nhiệm trực tiếp cho
    khoản nợ của mình. Khi nhà nước đứng ra bảo lãnh cho một chủ thể khác trong
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...