Luận Văn Nợ công – mối lo của kinh tế việt nam trong những năm gần đây

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 17/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Giới thiệu chung

    TIỂU LUẬN MÔN KINH TẾ VĨ MÔ
    NỢ CÔNG – MỐI LO CỦA KINH TẾ VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY







    1. Mở đầu:
      1. Đặt vấn đề:



    Việc vay nợ để phát triển đối với một quốc gia cũng giống như một doanh nghiệp. Đó là một cách huy động vốn cho phát triển quen thuộc trên thế giới. Trong kinh doanh, không ở đâu có thể phát triển mà không vay mượn. Số liệu thống kê cho thấy những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, cũng chính là những con nợ kếch xù. Nợ công, dùng để phục vụ cho các nhu cầu chi tiêu và sử dụng của Chính phủ nhằm các mục đích khác nhau, chiếm một phần trong những khoản vay đó. Tuy nhiên, thực tế các nước cho thấy, việc vay nợ và chi tiêu lãng phí, sử dụng kém hiệu quả đồng nợ của Chính phủ đã khiến cho nhiều nước rơi vào tình trạng khủng hoảng nợ công mà các nước Châu Âu, điển hình là Hy Lạp là ví dụ. Đây cũng là vấn đề thời sự, đang được quan tâm đặc biệt ở Việt Nam hiện nay.




    1. Tổng quan về nợ công:
      1. Khái niệm:



    Theo Luật Quản lý nợ công Việt Nam 2009 thì nợ công bao gồm: nợ Chính phủ, nợ được Chính phủ bảo lãnh và nợ của chính quyền địa phương.
    Thước đo nợ Chính phủ thường là phần trăm so với GDP. Nợ thường được tính tại từng thời kỳ, từng giai đoạn. So sánh tổng nợ nước ngoài với GDP là nhằm so sánh nợ với những gì một quốc gia làm ra, để xác định khả năng trả nợ của quốc gia đó.
    Thông thường, nợ công là hệ quả trực tiếp của thâm hụt ngân sách chính phủ và quy mô nợ công đúng bằng quy mô thâm hụt ngân sách tích tụ qua các năm. Về nguyên tắc, để bù đắp thâm hụt ngân sách, các chính phủ phải đi vay trong và ngoài nước chứ không được phát hành tiền để tránh nguy cơ xảy ra lạm phát cao. Tuy nhiên, nợ công ở một số nước đang phát triển, chẳng hạn như Việt Nam, còn do chính phủ vay nợ để tài trợ cho các dự án đầu tư của mình (thường là các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng) nên quy mô nợ công thậm chí còn cao hơn nữa. Nguồn để trả nợ công là các khoản thu trong tương lai bao gồm cả thu ngân sách và thu từ các dự án đầu tư bằng nguồn vốn vay (nếu có).




    1. Phân loại:



    Việc phân loại nợ công dựa vào 2 tiêu chí: theo nguồn gốc và theo thời hạn của khoản nợ.




    1. Theo nguồn gốc:



    Nợ trong nước: các khoản vay từ người cho vay trong nước.
    Nợ nước ngoài: các khoản vay từ người cho vay nước ngoài.




    1. Theo thời hạn của khoản nợ:



    Nợ ngắn hạn: các khoản nợ có kì hạn dưới 1 năm.
    Nợ trung hạn: các khoản nợ có kì hạn từ 1 năm đến 10 năm.
    Nợ dài hạn: các khoản nợ có kì hạn trên 10 năm.




    1. Các hình thức vay nợ của Chính phủ: có 2 hình thức.







    1. Phát hành trái phiếu Chính phủ:



    Trái phiếu phát hành bằng nội tệ: được coi là không có rủi ro tín dụng vì Chính phủ có thể tăng thuế thậm chí in thêm tiền để thanh toán cả gốc lẫn lãi.
    Trái phiếu phát hành bằng ngoại tệ: có rủi ro cao hơn vì Chính phủ có thể không đủ ngoại tệ để thanh toán và ngoài ra còn có rủi ro về tỷ giá hối đoái khi đến thời hạn thanh toán. Ví dụ như bạn mượn bạn mình 1 cây vàng (tương đương 1 lượng vàng). Khi đó, 1 cây vàng có giá là 31 triệu đồng nhưng sau 1 năm, khi bạn trả nợ, giá 1 cây vàng đã tăng lên là 44 triệu đồng. vì khi vay bạn vay bằng vàng nên khi trả, bạn cũng phải trả bằng vàng bất kể giá vàng tăng hơn trước như thế nào.
    Hình thức này có độ tin cậy tín dụng thấp, do đó khả năng vay nợ bằng phát hành trái phiếu không cao.




    1. Vay trực tiếp:



    Các quốc gia có thể vay thương mại từ các định chế tài chính với lãi suất thị trường hoặc có thể vay ưu đãi (ODA) từ Chính phủ các nước khác hay từ các tổ chức quốc tế như WB, ADB, IMF, với lãi suất ưu đãi rất thấp và thời gian ân hạn (thời gian bắt đầu trả nợ gốc) dài. Tuy nhiên hình thức vay ưu đãi chỉ áp dụng cho những nước nghèo, có thu nhập thấp.




    1. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tính toán nợ công:







    1. Lạm phát:



    Lạm phát là thuật ngữ dùng để chỉ tình huống, trong đó mức giá chung của nền kinh tế tăng lên. Lạm phát ảnh hưởng rất lớn đến việc tính lãi vay do Chính phủ trả những khoản lãi vay theo lãi suất danh nghĩa (lãi suất danh nghĩa là tổng của lãi suất thực tế và tỷ lệ lạm phát: i = r + π)[1]. Theo phương trình Fisher, tỷ lệ lạm phát tăng 1% sẽ làm lãi suất danh nghĩa tăng 1%.




    1. Tài sản đầu tư:



    Các nhà kinh tế cho rằng nên trừ tổng tài sản của tài sản Chính phủ trong tính toán nợ công. Tuy nhiên, rất khó để xác định đâu là tài sản Chính phủ và giá trị của chúng là bao nhiêu.




    1. Các khoản nợ tiềm tàng:



    Bao gồm các khoản chi trả trợ cấp cho hưu trí, bảo hiểm xã hội, hay các khoản vay được Chính phủ đứng ra bảo lãnh nếu trong tương lai không có khả năng thanh toán. Những khoản chi này cũng cần được tính vào nợ công. Bởi lẽ suy cho cùng đó cũng là các khoản tiền mà Chính phủ phải chi ra.




    1. Thực trạng nợ công của Việt Nam:



    Việc vay nợ trong kinh doanh không phải là xấu nhưng nếu nợ công gia tăng quá nhanh và không thể kiểm soát được trong dài hạn thì sẽ biến thành một khoản nợ lớn khiến cho sự tăng trưởng của sản lượng tiềm năng bị châm lại và còn khiến quốc gia bị tụt hạng tín nhiệm theo đánh giá của các tổ chức quốc tế.




    1. Quy mô nợ công của Việt Nam:



    Số liệu công bố về tình hình nợ công của Việt Nam không đồng nhất, thậm chí, giữa những số liệu này còn có sự chênh lệch rất lớn. Ngay cả những số liệu được công bố từ các tổ chức trong nước thôi cũng đã có sự khác biệt rất nhiều. Chẳng hạn, theo số liệu tổng hợp từ báo cáo của bộ Tài chính và Ủy ban Thường vụ Quốc hội, tỷ lệ nợ công/GDP theo cách tính của bộ Tài chính là 56,6% GDP. Tuy nhiên, theo Ủy ban Giám sát Tài chính quốc gia, cách tính nợ công phải bao gồm thêm các khoản nợ tiềm ẩn như đã nói ở trên nên tổ chức này cho rằng tỷ lệ nợ công/GDP của Việt Nam khoảng 75 – 80%, lớn hơn nhiều so với cách hạch toán truyền thống của Bộ Tài chính. Điều này cho thấy còn nhiều bất cập trong việc tính toán và công bố tình hình nợ công của nước ta; đồng thời, khiến cho việc tái dựng toàn cảnh tình trạng nợ công của Việt Nam trở nên rất khó.
     
Đang tải...