Luận Văn NN045 - Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt và một số nhận xét bư

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Nghiên cứu cấu trúc nghĩa biểu hiện và các kiểu nghĩa biểu hiện của câu là một trong những vấn đề trọng tâm của Ngôn ngữ học nói chung và của Việt ngữ học nói riêng. Một trong những kiểu nghĩa biểu hiện của câu thu hút sự chú ý của các nhà Việt ngữ học là các câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển có hướng

    - Nguyễn Kim Thản là người đầu tiên miêu tả đặc trưng của nhóm vị từ hoạt động này. Ông cho rằng: “Trong những động từ thuần Việt có một nhóm từ đặc biệt là những động từ vận động có phương hướng xác định như ra, vào, lên, xuống, đến, tới, sang, qua, lại, về. Đứng về mặt phân phối, những động từ này quả là rất giống với những động từ có ý nghĩa trừu tượng (làm lụng, yêu thương .). Nhưng đứng về mặt cấu tạo, chúng có những đặc điểm khác. chúng là những từ biểu thị vận động có phương hướng xác định, hay nói cách khác, tự thân nó đã bao hàm ý nghĩa về phương hướng” (Nguyễn Kim Thản - 1967).

    - Nguyễn Lai, trong cuốn “Nhóm từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt” thì tập trung vào việc nghiên cứu cách sử dụng một số vị từ chỉ hướng như đi, ra, vào, lên, xuống, sang, qua, đến, tới, lại, về . trên ba trục không gian, thời gian và tâm lý (sắc thái). Tuy nhiên, cũng giống như Nguyễn Kim Thản, tác giả không đả động gì đến sự tình của câu mà các vị từ đó biểu thị.

    - Trong cuốn “Ngữ pháp chức năng Tiếng Việt - Vị từ hành động” , Nguyễn Thị Quy cũng nghiên cứu khá kĩ về hoạt động di chuyển nhưng tác giả chủ yếu đi sâu về miêu tả các vị từ hành động di chuyển như đi, lên, vào, ra, xuống, chạy, rời, trốn .hơn là miêu tả các kiểu sự tình. Tác giả chia ra làm hai loại vị từ hành động di chuyển:

    + Vị từ hành động di chuyển một diễn tố:

    Chiếc xe phóng như bay

    + Vị từ hành động di chuyển hai diễn tố:

    Thủ trưởng đã đến Hà Nội

    Nói chung, cả ba tác giả trên đây tuy đã có những nghiên cứu khá sâu về những vị từ hành động di chuyển nhưng thực tế vẫn không có ai đề cập đến vấn đề này ở cấp độ cao hơn, đó là câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong đó vị từ di chuyển đóng vai trò làm trung tâm. Tình hình đó đòi hỏi phải có sự nghiên cứu sâu hơn về kiểu câu này nhằm làm sáng tỏ các đặc điểm của chúng.

    Đề tài: Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt và một số nhận xét bước đầu về kiểu câu này trong thơ Xuân Diệu


    2. Mục đích, ý nghĩa của khoá luận này

    - Khoá luận này là một trong những công trình nghiên cứu về cấu trúc nghĩa biểu hiện của một kiểu câu: câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển.

    - Bằng các cứ liệu cụ thể, khoá luận này muốn đi sâu tìm hiểu đặc điểm của kiểu câu này thể hiện qua cấu trúc vị từ tham tố, ngữ nghĩa của vị từ trung tâm và đặc điểm các vai nghĩa.

    - Khoá luận còn bước đầu khảo sát và nêu ra những nhận xét sơ bộ về kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong thơ Xuân Diệu trên hai bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa.

    3. Phương pháp nghiên cứu và tư liệu

    3.1. Phương pháp nghiên cứu:
    chúng tôi sử dụng 4 phương pháp:

    - Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp: đây là phương pháp được dùng để phân tích cấu trúc cú pháp của câu.

    - Phương pháp phân tích nghĩa (biểu hiện): đây là phương pháp dùng để phân tích cấu trúc vị từ - tham tố của câu.

    - Phương pháp phân tích diễn ngôn nghệ thuật: phương pháp này dùng để phân tích một văn bản thơ và các câu thơ trong văn bản.

    - Phương pháp thống kê được sử dụng để nghiên cứu sự phân bố của kiểu câu này trong văn bản.

    3.2.Tư liệu: Khoá luận của chúng tôi dựa trên hai nguồn tư liệu chính:

    - Tư liệu tiếng Việt khẩu ngữ: Chúng tôi chọn lọc những ví dụ điển hình nhất trong tiếng Việt hàng ngày để khảo sát.

    - Tư liệu văn bản thơ Xuân Diệu: Chúng tôi lấy tư liệu trong các tập thơ: “Thơ thơ”, “Gửi hương cho gió” (giai đoạn trước Cách mạng tháng Tám 1945) và “Riêng chung”, “Mũi Cà Mau”, “Cầm tay”, “Hai đợt sóng”, “Thanh ca” (giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám 1945).

    4. Bố cục của của khoá luận

    Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, bố cục của khoá luận gồm ba chương:

    Chương I: Cơ sở lý thuyết.

    Chương II: Đặc điểm của câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong tiếng Việt.

    Chương III: Một số nhận xét bước đầu về kiểu câu biểu thị sự tình hoạt động di chuyển trong thơ Xuân Diệu
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...