Luận Văn NN043 - Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang m

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Trong xã hội hiện đại, báo chí có vai trò rất quan trọng. Nó là hoạt động tinh thần tham gia vào nhiệm vụ phát triển xã hội. Trước hết nhiệm vụ của báo chí là phản ánh trung thực và góp phần vào thúc đẩy đời sống phát triển. Không những vậy báo chí còn là nơi cung cấp những trang thông tin về tri thức kinh tế, về những hiểu biết về chính trị hay những giao lưu của các hoạt động xã hội đang diễn ra nóng bỏng.

    Tác giả Hà Minh Đức đã viết trong cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” rằng: “Báo chí ở giữa cuộc đời và cuộc sống có thể tràn vào báo chí với độ sâu rộng nhất, nhộn nhịp, sinh động và thời sự nhất. Dòng đời chảy trên trang báo có thể với sự việc xảy ra trong từng ngày thậm chí còn ngắn hơn, cận kề với thời điểm của câu chuyện, về không gian thường bao quát nhiều phạm vi từ thời sự của một quốc gia đến từng thành phố.” [7, 29]

    Từ sau cách mạng tháng Tám thành công cho đến nay, “Báo chí trở thành công cụ của Đảng để lãnh đạo quần chúng, là vũ khí đấu tranh giai cấp, sắc bén chống kẻ địch, xây dựng cuộc sống mới.” (Chỉ thị của Bộ chính trị ngày 8 - 2 - 1958) [7, 26]. Báo chí là tiếng nói của nhà nước, của quần chúng cách mạng. Trong những năm đầu của thế kỉ XXI, báo chí Việt Nam đã thật sự khởi sắc về số lượng cũng như chất lượng.

    Đối với một địa phương, đặc biệt là một tỉnh miền núi phía Bắc như Yên Bái (với diện tích tự nhiên là 6.882,922km (theo thống kê năm 2003) và có tới 30 thành phần dân tộc được phân bố rải rác khắp nơi) thì chắc hẳn việc đi lại cũng như cung cấp, truyền đạt những thông tin hàng ngày gặp rất nhiều khó khăn. Đặc biệt là đối với những đồng bào dân tộc vùng cao, cư trú cách xa trung tâm thành phố đến hàng 100 - 200km) thì vai trò của báo chí lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nó không những là phương tiện phản ánh tổng kết thực tiễn của địa phương về kinh tế, chính trị, văn hoá . mà nó còn là một “diễn đàn của nhân dân”. Để nhân dân có thể phát biểu nguyện vọng và chính kiến của mình về nhiều vấn đề trong cuộc sống. Trong vòng năm năm trở lại đây, ngành báo Yên Bái đã thật sự có những bước thay đổi nhảy vọt, từ một tờ báo còn non nớt, ít kinh nghiệm, ít những chuyên mục . nay đã trở thành “một món ăn quen thuộc” vào sáng thứ 2,4,6 hàng tuần. Không chỉ có vậy, đến với Báo Yên Bái, chúng ta bắt gặp rất nhiều các văn bản báo chí với những phong cách khác nhau, ngôn ngữ phong phú, nội dung đa dạng . mà điển hình cho nó là Trang báo về chuyên mục Văn hoá - xã hội.

    Văn hoá - xã hội là một trong những nội dung chính của bất kì tờ báo nào, bởi lẽ đó là một bức tranh phản ánh đời sống hiện thực của xã hội, của con người, của những gì thuộc về thế giới xung quanh ta. Nó gắn kết giữa con người với con người laị với nhau. Điển hình như ở Yên Bái, trang văn hoá- xã hội có một tầm rất quan trọng và chiến lược, đó là dù người đọc đang đâu hay làm gì nhưng vẫn có thể biết được, có thể hình dung được cuộc sống của những người dân tộc cách xa họ đến hàng trăm km . để từ đó có thể đồng điệu với những vất vả, với những đau thương, hay chia sẻ với những niềm vui của họ

    Trong đề tài này, chúng tôi sẽ khảo sát về đặc điểm sử dụng các phương tiện liên kết giữa các câu, giữa các đoạn văn với nhau trên trang Văn hoá - xã hội Từ đó có thể khám phá ra đặc điểm phong cách của người viết cũng như của Trang Văn hoá- xã hội ( Báo Yên Bái) nói chung.

    Tuy nhiên, do điều kiện thời gian và kiến thức có hạn, ở đây chúng tôi chỉ khảo sát một trong những phương tiện liên kết tiêu biểu nhất, và thường gặp nhất trong các loại văn bản báo chí, đó là : “Phương tiện nối” .

    Đề tài: Đặc điểm về việc sử dụng các phương tiện nối trong văn bản báo chí (trên trang mạng văn hóa xã hội, báo Yên Bái)


    2. Mục đích nghiên cứu của đề tài

    Mục đích của đề tài là:

    Tìm hiểu cách thức sử dụng phương tiện liên kêt nối, các kiểu quan hệ trong phương thức nối, cũng như vai trò của các phương thức nối đó trong các văn bản báo chí trên trang Văn hoá - xã hội. Qua đó, chúng tôi sẽ phân tích vai trò của những từ ngữ nối đó trong văn bản Báo chí nói chung và trang văn hoá- xã hội Báo Yên Bái nói riêng.

    3. Nhiệm vụ của đề tài

    Khoá luận của chúng tôi đặt ra nhiệm vụ cần phải giải quyết như sau:

    Khảo sát các phương tiện nối trong văn bản báo chí trên trang Văn hoá - xã hội từ tháng 6/2006 cho đến tháng 12/2006.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Trong khoá luận chúng tôi sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu khác nhau như: Phương pháp thống kê; phương pháp miêu tả; và phương pháp so sánh đối chiếu.

    - Phương pháp thống kê: Có mục đích thu thập các cặp phát ngôn chứa các phương tiện nối cũng như tần số xuất hiện của các phương tiện nối đó trong văn bản Báo chí. (Trang văn hoá - xã hội, Báo Yên Bái)

    - Phương pháp mô tả: Nhằm miêu tả và phân tích định tính các phương tiện liên kết trong các văn bản báo chí thuộc phạm vi khảo sát.

    - Phương pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng phương pháp so sánh- đối chiếu để thấy được sự khác nhau trong việc sử dụng các phương tiện liên kết trên các văn bản.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...