Luận Văn NN040 - Cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Lý do chọn đề tài


    Như chúng ta đã biết, ngôn ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong đời sống của chúng ta. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp trọng yếu nhất của con người, nó được dùng để trao đổi những tâm tư tình cảm, dùng để thể hiện những yêu cầu, mong muốn, dùng để trao đổi những kinh nghiệm . Ngoài ra ngôn ngữ còn là một hiện tượng xã hội đặc biệt, một hệ thống tín hiệu đặc biệt. Ngôn ngữ bao gồm những yếu tố và các mối quan hệ giữa các yếu tố đó. Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ, đó là: âm vị, hình vị, từ, và câu.

    Những vấn đề xoay quanh ngôn ngữ luôn luôn được nghiên cứu tranh luận, trong đó phương thức cấu tao từ cũng như vậy. Và từ láy là 1 trong 5 phương thức cấu tạo từ. Theo như thống kê của các nhà ngôn ngữ học, trong kho tàng từ vựng tiếng Việt, từ láy chiếm một số lượng đáng kể, khoảng 5152 từ. Chúng xuất hiện trong mọi mặt của đời sống ngôn ngữ, từ lời ăn tiếng nói hàng ngày cho đến những áng thơ bất hủ. Đâu đâu chúng ta cũng thấy sự xuất hiện của từ láy. Từ láy có một vai trò rất quan trọng như vậy vì trong nó chứa đựng những giá trị sâu sắc.

    Trước hết từ láy mang trong mình những đặc trưng có tính chất loại hình của tiếng Việt cũng như các ngôn ngữ đơn lập khác ở phương Đông. Đây là một hiện tượng đặc trưng cho loại hình ngôn ngữ đơn lập, phân tích không phải ngôn ngữ nào cũng có. Chính các phương thức láy ở các ngôn ngữ này đã giúp cho từ láy có sức phát sinh cao và lực cấu tạo mạnh. GS Đỗ Hữu Châu khẳng định “láy là một phương thức tạo từ đặc sắc của tiếng Việt”. Từ một hình vị gốc, chúng ta có thể tạo ra nhiều từ có sắc thái ý nghĩa khác nhau. Ví dụ từ hình vị gốc là “nhỏ” có những từ láy sau nhỏ nhỏ, nhỏ nhen, nhỏ nhặt,nhỏ nhắn.Đây là một phương thức tạo từ đóng vai trò lớn trong tiếng Việt, góp phần làm phong phú thêm vốn từ vựng của chúng ta.

    Thêm vào đó, nhìn từ góc độ sử dụng, từ láy có ba giá trị: giá trị gợi tả, giá trị biểu cảm và giá tri phong cách. Giá trị gợi tả làm cho người đọc, người nghe cảm thụ và hình dung được một cách cụ thể tinh tế sống động như âm thanh hình ảnh, màu sắc của sự vật mà từ đó biểu thị .Đó thường là những từ láy tượng thanh tượng hình như: lách tách, áo áo, chót vót, lênh khênh Giá trị biểu cảm là khả năng biểu đạt thái độ đánh giấc, tình cảm của người nói đối với sự vật hiện tượng. Việc sử dụng từ láy làm tính năng biểu cảm tạo ra ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan của người nói, ví dụ như: bâng khuâng, dào dạt, lưu luyến . Giá trị phong cách là khả năng sử dụng từ láy trong nhiều phong cách khác nhau. Đối với mỗi phong cách riêng từ láy cũng thể hiện khả năng riêng của mình. Ngay cả với những bản chính luận: “dân tộc ta có một lòng nồng nàn yêu nước” (Hồ Chí Minh) cũng có sự xuất hiên của từ láy. Đối với phong cách nghệ thuật, từ láy được sử dụng rất phong phú và đa dạng. Mỗi từ láy như là một “nốt nhạc “trong cài bản nhạc âm thanh, chưa đựng trong mình một bức tranh cụ thể của các giác quan thị giác, thính giác, xúc giác vị giác khứu giác. Cho nên từ láy là công cụ tạo hình đắc lực của nghệ thuật văn học nhất là thi ca:

    “Con đường nhỏ nhỏ gió xiêu xiêu

    Lả lả cành hoang nắng trở chiều”​ (“Thơ duyên”- Xuân Diệu)​Ngoài ra, từ láy còn có một ý nghĩa đặc biệt trong tiếng Việt. Đó là nó thể hiện rất rõ nhất phạm trù ngữ pháp. Từ láy là những từ được cấu tạo theo phương thức lặp lại toàn bộ hay bộ phận hình thức âm tiết (với thanh điệu giữ nguyên hay biến đổi theo quy tắc biến thanh) của một hình vị hay đơn vị có nghĩa (đơn vị cơ sở). Bộ phận lặp lại của đơn vị cơ sở này có ý nghĩa ngữ pháp rõ nét. Chúng được biểu đạt bởi những hình thức cảm tính đòng thời có tính đòng loạt chung cho nhiều từ cùng một loại. Ví dụ: ta thấy những từ láy có hình tiết thực như “nhỏ nhắn”, “thẳng thắn” . đều có bộ phận lặp có vần “ắn”. Đây là một yếu tố có hình thức có tính đồng loạt, đồng thời thể hiện một nét nghĩa nhất định. “Nhỏ nhắn” là một tính chất khác với nhỏ, nó được xác định hơn, khu biệt hơn tính chất nhỏ, hay như “thẳng thắn”, cũng để chỉ tính chất thẳng của sự vật nhưng nó dường như có vẻ gì đó xác định cụ thể hơn, cố định tính chất của sự vật.

    Như vậy, tất cả nhưng điều trên cho thấy rằng, từ láy nhận được rất nhiều sự quan tâm của nhiều nghành xã hội, nhát là nghành ngôn ngữ học. Tìm hiểu cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt chính là hướng nghiên cứu của chúng tôi.

    2. Ý nghĩa đề tài

    Đề tài này đã có nhiều nhà ngôn ngữ học đi sâu, nghiên cứu. Chúng tôi muốn nghiên cứu thêm về cách luân phiên của từ láy tiếng Việt để qua đó có cái nhìn sâu sắc hơn về từ láy tiếng Việt, thấy được sự phong phú cách luân phiên từ láy tiếng Việt, đề tài này giúp chúng ta thấy được một khía cạnh của từ láy tiếng Việt.Từ đó thêm quý và làm giàu vôn từ láy của chúng ta.

    3. Lịch sử vấn đề

    Trong tiêng Việt, từ láy gắn bó với đời sống con ngươì từ thuở nằm nôi, từ thuở ta còn nhỏ, nhưng đã biết nhận thức. Ví như, mẹ mắng “suốt ngày lông bông ở ngoài đường”, hay những vần thơ mượt mà:

    Gió đưa cành trúc la đà

    Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương

    Cùng với những giá trị ngữ nghĩa sâu sắc của mình, từ láy đã sớm trở thành đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học.

    Vào những năm nửa đầu thế kỉ XX, đã có rất nhiều quan niệm khác nhau tranh luận về thế nào là từ láy? Nên xếp từ láy vào loại nào cho phù hợp? . Chúng ta có thể xem xét một định nghĩa điển hình của L.Blomfield trong cuốn Language (1993) viết” Láy là một phụ tố, biểu hiện ở sự lặp lại một phần của hình thái cơ sở. Ví dụ: trong tiếng Tagalog/su:lat/(một văn bản)->/su:su:lat/(một người sẽ viết), /ga:mit/(đồ dùng)->/ga:ga:mit/(một người sẽ dùng)

    Anh hưởng của quan niệm này, Lê Văn Lý – Sơ khảo ngữ pháp Tiếng Việt (1972) – gọi từ láy là “Từ ngữ kép phản phúc”. Đó là những từ ngữ đơn được lặp đi lặp lại trong những yếu tố thành phần của chúng.

    - Tiếp vị ngữ -i-như bền bỉ, thầm thì,chăm chỉ

    - Tiếp đầu ngữ -u- như tả tơi, nhá nhem, trà trộn

    - Tiếp trung ngữ-a- hoặc -ơ- như ấm ớ->ấm a ấm ớ

    líu tíu->líu ta líu tíu

    Có quan niệm lại cho láy là ghép. Đó là những nhà Việt ngữ như: Trương Văn Chính, Nguyễn Hiến Lê đã viết trong” Khải luận về ngữ pháp Việt Nam” (1963). Hai ông gộp láy với ghép vào một khái niệm chung là kép:



    Theo như sự thống kê chưa đầy đủ của chúng tôi, đã có rất nhiều nhà ngôn ngữ học nghiên cứu sự luân phiên vần trong từ láy Tiếng Việt, và đã đạt được những thành tựu đáng kể như GS Nguyễn Tài Cẩn, tuy nhiên những vấn đề liên quan đến từ láy luôn luôn đòi hỏi được nghiên cứu một cách kỹ lưỡng và

    4. Đối tượng nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu

    Chúng tôi tiến hành nghiên cứu từ láy tiếng Việt, nhưng không phải là toàn bộ. Đề tài này tập trung đi sâu vào tìm hiểu cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt. Do vậy chúng tôi chỉ thống kê một phần về các từ láy để nghiên cứu được chi tiết.

    Phương pháp nghiên cứu, chúng tôi tiến hành nghiên cứu theo chiều sâu. Chủ yếu theo 2 hình thức:

    - Phương pháp thu thập dữ liệu: chúng tôi tìm những cứ liệu nghiên cứu từ những cuốn từ điển.

    - Phương pháp thống kê: sau khi đã có cứ liệu cụ thể, chúng tôi tiến hành thống kê, và phân nhiều nhóm nhỏ khác nhau trong cách luân phiên về vần trong từ láy tiếng Việt.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...