Tiểu Luận NN028 - Đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Lí do chọn đề tài

    Nam Cao là một nhà văn xuất sắc của văn xuôi Việt Nam. Ông chính là người hoàn thiện cho bức tranh hiện thực phê phán của văn học Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Sáng tác của Nam Cao là những tiếng thở dài day dứt, dằn vặt, những cuộc đấu tranh nội tâm dữ dội của tầng lớp trí thức hay tiếng kêu đau khổ, chua chát, tuyệt vọng của người nông dân dưới chế độ cũ. Ngòi bút tỉnh táo, sắc lạnh của ông khiến người ta liên tưởng tới giọng văn của Lỗ Tấn.
    Nam Cao cũng là một trong số ít những nhà văn xây dựng được cho mình một phong cách nghệ thuật đặc sắc với những tác phẩm để đời như: Chí Phèo, Sống mòn, Đôi mắt .Có thể nói, cả Nam Cao và tác phẩm của ông đều thu hút được sự chú ý của các nhà nghiên cứu.
    Đã có nhiều công trình nghiên cứu tìm hiểu xoay quanh vấn đề Nam Cao và các tác phẩm của ông nhưng lại chủ yếu là về mặt nội dung và phong cách nghệ thuật. Trong bài viết này người viết muốn tiếp cận các tác phẩm của ông dưới góc nhìn của Ngôn ngữ học.
    Đề tài: Đại từ nhân xưng trong tác phẩm Nam Cao

    2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Vấn đề trong các tác phẩm của Nam Cao là rất nhiều nhưng bài viết này chỉ tập trung tìm hiểu về đại từ nhân xưng.
    Trong khuôn khổ của một niên luận, chúng tôi chỉ lựa chọn 4 tác phẩm trước cách mạng của ông làm tư liệu khảo sát, đó là : Nghèo, Chí Phèo, Lão Hạc, và Những chuyện không muốn viết.

    3. Mục đích nghiên cứu
    Thực hiện niên luận này chúng tôi nhằm mục đích khảo sát và phân loại hệ thống đại từ nhân xưng trong tác phẩm của Nam Cao, đồng thời, tìm hiểu cách sử dụng cũng như giá trị nghệ thuật trong ấy để khẳng định một lần nữa những đóng góp to lớn của ông về nghệ thuật ngôn từ trong văn xuôi.

    4. Phương pháp nghiên cứu
    - Phương pháp thống kê, phân loại
    - Phương pháp phân tích
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...