Tiểu Luận NN024 - Bước đầu tìm hiểu về tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc theo chiều dài lịch sử (Môn Phương ph

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    Lí do chọn đề tài:


    Phương diện lí luận: Nghiên cứu về tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc góp phần bổ sung vào lí luận về ngôn ngữ nói chung. Đồng thời nghiên cứu về tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc cũng góp phần và phát hiện ra những yếu tố, những khía cạnh nhằm thúc đẩy và phát triển những mặt tích cực và hạn chế những tiêu cực.

    Phương diện thực tiễn: Trong suốt chiều dài lịch sử xây dựng và phát triển Thủ đô, tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc đóng một vai trò quan trọng. Tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc- từ sâu xa trong dân gian đã trở thành một phương ngữ, một tiếng của người" kẻ chợ".

    Do vậy, việc nghiên cứu tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc là một trong những vấn đề cấp thiết của cuộc sống, đòi hỏi phải được giải quyết vì hơn nữa ở nước ta có một sự đóng góp rất đa dạng và phong phú của cá tiếng, các phương ngữ ở các vùng, các miền khác nhau.

    Lịch sử nghiên cứu đề tài: Đã có rất nhiều nhà khoa học, nhà nghiên cứu, nhà ngôn ngữ học nghiên cứu về vấn đề này. Họ chủ yếu nghiên cứu và bàn luận về việc" tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc có phải là tiếng chuẩn của cả nước không?"

    Cũng có những đề tài nghiên cứu và tìm hiểu tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc thông qua mặt phát âm những âm như" tr/ ch"," s/ x"," gi/ d/ r". ở đây, nghiên cứu về tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc từ lúc bắt đầu xuất hiện, tồn tại và phát triển theo chiều dài lịch sử.

    Đề tài: Bước đầu tìm hiểu về tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc theo chiều dài lịch sử (Môn Phương pháp nghiên cứu khoa học về ngôn ngữ học)


    Ý nghĩa đề tài: Giải quyết được những vấn đề nảy sinh ra khi nghiên cứu tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc đồng thời góp một phần ý kiến chủ quan về việc đánh giá tiếng Hà Nội trong phương ngữ Bắc.

    Phương pháp nghiên cứu: Tìm hiểu qua các tài liệu tham khảo, đời sống xã hội cụ thể. Nghe và miêu tả, nhận xét.

    Nội dung: Tiếng Hà Nội thì phải của người Hà Nội rồi. Nhưng người Hà Nội gốc như nhà văn Hoàng Anh Thái viết trong bài" Hà Nội- con thuyền phù sa" ( in trong Tạp chí Ngày nay số tháng 12- 2004) thì" Khi ấy vẫn phải làm nghề chài lưới. Bà buôn vẫn phải lăn xả xuống bến lội bùn lấy hàng lên. ông đồ, ông kí sao cũng có lúc phải lội nước lên thuyền hoặc lội qua bãi sông ngập nước mà về nhà. Hà Nội gốc mà móng chân vẫn giắt bùn là như vậy".

    Như vậy thì tiếng Hà Nội cũng thế, không có xuất xứ gì cao siêu, thần thánh, không phải sinh ra đã" tròn, sáng, trong, vang, sang, nhẹ". Nhưng, vấn đề là ở chữ" nhưng". Đó là thứ tiếng được chắt lọc kết tinh ở một vùng đất nổi tiếng hào hoa, thanh lịch.

    "Tinh hoa gốc rễ hun đúc ở đây. Tinh hoa từ mọi miền mang tới, giao kết hợp chủng mà tạo nên người Hà Nội. Lâu dần cứ cái gì thanh lịch, hào hoa, cao nhã, tinh tế thì mặc nhiên đều được coi là của người Hà Nội".

    Cái thứ tiếng không thần thánh, không tầm thường, nhưng được lắng đọng trăm năm, nghìn năm như phù sa màu mỡ, chở hồn người và hồn đất kinh kì ấy là tiếng Hà Nội. Trong những buổi phát thanh tiếng Việt của Đài tiếng nói Việt Nam, các bản tin được truyền đi bằng hai phương ngữ là phương ngữ Bắc Bộ và phương ngữ Nam Bộ (lấy chuẩn là phương ngữ Hà Nội và phương ngữ thành phố Hồ Chí Minh).

    Phương ngữ Bắc dùng trong giao tiếp ở Bắc Bộ. Phương ngữ này là cơ sở hình thành nên ngôn ngữ văn học. Khi ta để ý cách phát âm của các phát thanh viên, thì trong cách phát âm của họ có sự tự điều chỉnh, trong giới hạn cho phép, theo chuẩn chính tả, để cho tiếng nói của mình có tính khu biệt thật cao làm cho thông báo dễ tiếp nhận nhất.

    Trong tình hình hiện nay, mặc dù nói có đôi điểm khác nhau, nhưng người Bắc và người ở toàn quốc hiểu phương ngữ thành phố Hồ Chí Minh cũng ngang với phương ngữ Hà Nội, và ngược lại cũng thế, cả toàn quốc hiểu phương ngữ Hà Nội dễ dàng.

    Đài phát thanh nói bằng hai phương ngữ như vậy chỉ là để cho việc phát thanh đa dạng và tươi mới, chứ không hề vì lí do có hiện tượng phương ngữ Hà Nội hay phương ngữ thành phố Hồ Chí Minh cản trở sự giao tiếp, khó hiểu đối với người nghe.

    Khi ta nghe các ca sĩ miền Nam hát ta phải thừa nhận cách phát âm của họ khi hát giọng Nam Bộ còn chuẩn hơn tiếng Nam Bộ đã đành, mà khi hát giọng Bắc lại còn chuẩn hơn cả tiếng Hà Nội.

    Cải lương ngày xưa là thể loại ca kịch nói bằng phương ngữ Nam Bộ, nhưng hiện nay Đoàn cải lương miền Bắc vẫn nói phương ngữ miền Bắc mà công chúng vẫn thích.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...