Tiểu Luận NN020 - Khảo sát lỗi sai về phụ âm đầu: tr/ch, s/x, r/d/gi của học sinh Trung học cơ sở xã Lãng Sơn,

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU


    1. Lí do chọn đề tài


    Thời đại ngày nay đất nước ta đang đứng trước những vận hội và thách thức lớn, sự nghiệp xây dựng một đất nước ngày càng giàu và đẹp đòi hỏi phải có tri thức. Đặc biệt, bước vào thế kỉ XXI, khi mà công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước được chú trọng đẩy mạnh, ngành giáo dục-ngành có vai trò hang đầu trong việc cải thiện dân trí càng phải được nâng cao hơn nữa. Thực hiện chính sách giáo dục của Đảng và nhà nước ta, chương trình phổ cập giáo dục đã được thực hiện . Ngay từ khi Cách mạng tháng 8 thành công, Bộ Quốc gia giáo dục (nay là bộ GD-ĐT) đã có chỉ thị :”Từ nay các khóa học đều dạy bằng Tiếng Việt”. Và cho đến hôm nay, từ lúc 3-4 tuổi các em đều được làm quen dần với các chữ cái và con số. Việc học chữ của các em bắt đầu từ lớp vỡ lòng và ban đầu chỉ dừng lại ở việc nhớ và viết một số chữ cái . Khi lên lớp 1, 2, 3 tức là ở bậc tiểu học, trung học cơ sở yêu cầu việc học tiếng viêt của các em cao hơn .

    Bậc tiểu học ban đầu cung cấp kiến thức ban đầu cho học sinh với mục tiêu là rèn luyện kĩ năng sử dụng tiếng Việt. Lớp 4, 5 các em có thể viết nhanh và nhớ, làm quen được với lượng chữ khá lớn biểu hiện bằng những bài văn mà các em tự làm. Sang lớp 6, 7, bắt đầu chương trình học của bậc trung học cơ sở làm quen dần với cách học mỗi môn một thầy cô giáo giảng dậy, các em có thể biết được tất cả các chữ cái và các quy tắc viết chữ thông qua giờ Văn-Tiếng Việt trong nhà trường. Vì tiếng Việt là một công cụ giao tiếp và dung để học tập các môn học khác nữa cho nên, để đảm bảo việc dạy và học không thể không quan tâm đến các lỗi trong khi nói và viết của học sinh, từ đó đưa ra cách khắc phục lỗi chính tả đó để giúp các em nói và dung tiếng Việt tốt hơn. Tình trạng học sinh THCS viết sai chính tả hiện nay là khá phổ biến, lí do có thể do các em còn bỡ ngỡ, mới bước vào cách học mới đó là thầy cô giáo giảng học sinh dưới ghi bài và cũng có thể là do tính trẻ con không tập trung học tập.

    Năm thứ 3, đầu kì học thứ II, chúng tôi có dịp đi thực tập tại xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang trong một khoảng thời gian là 10 ngày( từ ngày 18/02/2008 đến ngày 28/02/2008) với sự hướng dẫn của Th.s Võ Thị Minh Hà. Chính vì thế để tìm hiểu kĩ về vấn đề viết chính tả của học sinh và xem xét mức độ sai về chính tả, trong đợt thực tập này chúng tôi đã đi tìm hiểu khảo sát các lỗi sai chính tả của học sinh THCS ở tỉnh Bắc Giang. Do thời gian thực tập có hạn nên chúng tôi mới chỉ dừng lại ở việc khảo sát các lỗi sai về phụ âm đầu tr/ch, s/x, r/d/gi chứ chưa thể nghiên cứu được các lỗi sai theo các âm đầu khác, âm chính, âm cuối và thanh điệu. Đề tài thực hiện của chúng tôi là” Khảo sát lỗi chính tả về phụ âm đầu tr/ch, s/x, r/d/gi của học sinh THCS xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang” tuy không mới nhưng nó vẫn là một vấn đề nhức nhối bới ngay cả khi học lên cao hơn nữa lỗi chính tả vẫn bị mắc phải.

    Đề tài: Khảo sát lỗi sai về phụ âm đầu: tr/ch, s/x, r/d/gi của học sinh Trung học cơ sở xã Lãng Sơn, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang


    2. Mục đích của bài báo cáo thực tập

    Mục đích của báo cáo là đưa ra các dạng lỗi sai về phụ âm đầu của học sinh sau đó phân tích, nhận xét và xem rằng liệu có thể đưa ra một cách khắc phục nào đó hay không đối với vấn đề lỗi chính tả. Vì thời gian không nhiều nên giới hạn đề tài của chúng tôi là khá hẹp. Vì vậy chúng tôi thông qua bản báo cáo thực tập này muốn ghóp phần rất nhỏ bé của mình vào việc khắc phục, sửa chữa các lỗi chính tả thường gặp của học sinh hiện nay.

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu: Ngoài phần lí luận cơ sở chúng tôi đã đi khảo sát thực tế ở trường THCS Lãng Sơn,Yên Dũng, Bắc Giang. Đối tượng là học sinh cấp II, cụ thể là học sinh lớp 6, 7 của trường.

    Phạm vi nghiên cứu: Chúng tôi khảo sát thực tế việc mắc lỗi chính tả về phụ âm đầu của học sinh THCS bằng cách: Đọc chính tả cho các em viết và phát phiếu bài tập phù hợp với trình độ của cả hai khối lớp cho các em làm để khảo sát các lỗi
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...