Tiểu Luận NN018 - Ngôn ngữ tiếng Trung, Sử động pháp và Ý động pháp trong tác phẩm Luận ngữ

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I

    GIỚI THUYẾT CHUNG​

    1. Lý do chọn đề tài


    Về tư tưởng, Luận ngữ là tác phẩm kinh điển của Nho gia. Trên bình diện ngôn ngữ, Luận ngữ là điển hình về câu, chữ cho các tác phẩm văn ngôn. Vì vậy, người làm chọn Luận Ngữ là đối tượng để khảo sát.

    Trong ngữ pháp văn ngôn, sử động – ý động là những hiện tượng rất điển hình. Song đây cũng là hai trong số những hiện tượng ngữ pháp khiến người học lẫn người nghiên cứu các tác phẩm Hán cổ có nhiều khó khăn khi gặp. Tìm hiểu về sử động - ý động là mong muốn hiểu đúng bản chất vấn đề, qua đó củng cố ngữ pháp Hán cổ phục vụ công việc dịch thuật.

    Hơn hết, người chọn đề tài này muốn được tìm hiểu sâu hơn và chính xác hơn nội dung tư tưởng của Khổng tử cũng như của Nho gia trong Luận ngữ.

    Đề tài: Ngôn ngữ tiếng Trung, Sử động pháp và Ý động pháp trong tác phẩm Luận ngữ


    2. Mục đích đề tài

    Sử động pháp – Ý động pháp được tìm hiểu với một số mục địch sau:

    - Nắm được tỷ lệ câu có sử dụng sử động – ý động so với các dạng câu trong Luận ngữ.

    - Hiểu đúng bản chất của câu sử động, câu ý động.

    - Hiểu tác dụng của việc dùng những hiiện tượng đó trong văn ngôn.

    - Hiểu nội dung tư tưởng của Khổng tử đi đến hiểu đúng tác phẩm

    3. Phương pháp nghiên cứu

    - Chủ yếu là phương pháp thống kê : Đọc toàn bộ tác phẩm, tìm và xác định chính xác những câu có các hiện tượng trên.

    - Giới thuyết về sử động, ý động.Căn cứ vào đó để phân ra các loại hình cụ thể. áp dụng vào tác phẩm Luận ngữ.

    - Dịch và xếp các câu có sử động, ý động theo từng loại hình.Phân tích và rút ra kết luận.

    - Tổng kết : Loại hình nào chiếm tỉ lệ bao nhiêu;So sánh với một số tác phẩm khác. Rút ra kết luận về mục đích, ý nghĩa và tác dụng của việc sử dụng các hiện tượng trên trong Luận ngữ cũng như trong văn ngôn nói chung.

    4. Phạm vi nghiên cứu

    - Tác phẩm Luận ngữ

    - Tham khảo một số sách ngữ pháp và tác phẩm chữ Hán Trung Quốc và Việt Nam.

    4.1. Giới thiệu về tác phẩm Luận ngữ

    Luận ngữ là một trong những tác phẩm kinh điển của Nho gia ra đời vào thời Xuân Thu Chiến Quốc(722-480TCN) còn lưu truyền đến ngày nay.

    Theo cách hiểu của các học giả xưa thì “Luận” có nghĩa là bàn luận;”Ngữ” là lời nói.Theo đó Luận ngữ là tác phẩm ghi lại những lời nói, lời bàn của Khổng tử với các môn đồ; hay học trò ghi lại lời nói của thầy với mình , với nguời khác , cũng có khi là của học trò với học trò .Do đặc điểm này mà ngôn ngữ trong tác phẩm mang đậm chất văn ngôn. Và các hiện tượng ngữ pháp trở thành mẫu mực.

    Luận ngữ hội tụ một cách phong phú tư tưởng của Nho gia , không vấn đề gì là không được bàn ở đây: Từ tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ đến đạo vua-tôi, cha-con, vợ-chồng; Từ Nhân, Lễ, nghĩa, Trí, Tín đến Trung, thứ, Thành; Từ đạo của người quân tử đến cách sống của kẻ tiểu nhân Tất cả đều được đề cập tới một câch rất hệ thống. Bên cạnh đó, những sinh hoạt thường ngày của ông tổ Nho gia-Khổng tử cũng được nói đến đầy đủ nhất : lúc dạy học, khi ngồi nhàn, lúc vào triều, khi tiếp đãi các sứ thần ; rồi thái độ với người xung quanh, người bất hạnh, người tàn tật ; hay cách ăn ở, đi lại, cách xét người và tấm lòng khoan dung với học trò . Song, hơn hết là đức thương dân, là tư tưởng lấy dân làm gốc.

    Toàn bộ tác phẩm Luận ngữ gồm 20 thiên với gần 500 lượt nói, chủ yếu là lời Khổng tử. Người đời sau đã tìm thấy trong đó hàng trăm câu châm ngôn bởi tính thâm thuý và tinh thần nhân bản vốn có. Luận ngữ thực sự là niềm tự hào của người dân Trung Quốc, là thánh kinh của người Trung Hoa.

    Với giá trị nhiều mặt như vậy, Luận ngữ đã thu hút không ít sự quan tâm của các học giả nhiều quốc gia.Riêng là một sinh viên Hán Nôm bước đầu tìm hiểu một tác phẩm lớn một cách khoa học, người làm đề tài chỉ xin đề cập đến một đặc điểm rất cơ bản của ngữ pháp văn ngôn là : ý nghĩa sử động và ý nghĩa ý động được sử dụng trong Luận ngữ, làm bước mở đầu cho việc đi sâu vào tác phẩm sau này.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...