Tiểu Luận NN017 - Bước đầu khảo sát ngôn ngữ giới tính của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo trong mối tương quan địa lý

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN NỘI DUNG



    I. NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

    1. Ngôn ngữ học xã hội là gì?


    Ngôn ngữ học xã hội là một bộ môn khoa học ra đời phát triển mạnh ngay từ đầu những năm 60 của thế kỷ XX. Từ đó đến nay nó thu hút sự quan tâm của nhiều nhà ngôn ngữ họ, đồng thời khẳng định vị trí của nó trong ngành ngôn ngữ.

    Hai nhà ngôn ngữ học người Mỹ J.B. Bride và Janet. Holmes đã nhận xét: “vị trí của ngôn ngữ học xã hội rất quan trọng và rất phức tạp”. Điều này làm cho ngôn ngữ học xã hội trở thành mảnh đất nghiên cứu của các chuyên gia thuộc nhiều ngành khoa học.

    Tuy nhiên xung quanh vấn đề ngôn ngữ học xã hội là gì? có rất nhiều ý kiến tranh luận nhưng nhìn chung thống nhất theo 2 cách hiểu:

    + Hiểu theo nghĩa hẹp: Ngôn ngữ học xã hội là một bộ môn khoa học nghiên cứu mối quan hệ về sự biến đổi ngôn ngữ trong cách sử dụng với các bối cảnh cụ thể (bối cảnh này rộng hay hẹp còn tuỳ thuộc vào việc chọn đối tượng nghiên cứu của các nhà khoa học).

    + Hiểu theo nghĩa rộng: ngôn ngữ học xã hội là một môn khoa học xuất phát từ góc độ xã hội (như nhân chủng học, xã hội học, dân tộc học, địa lý, lịch sử ) để khảo sát ngôn ngữ.

    Như vậy tuỳ theo mục đích nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội của từng cá nhân từng nhóm xã hội mà người ta có thể hiểu theo nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp.

    2. Nhiệm vụ nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội

    Như đã nói ở trên, khái niệm ngôn ngữ học xã hội có hai các hiểu khác nhau nên song song với nó là các nhà khoa học nghiên cứu theo 2 hướng:

    + Ngôn ngữ học xã hội của xã hội (Sociolinguistics of society) - Ngôn ngữ học xã hội vĩ mô.

    + Ngôn ngữ học xã hội của ngôn ngữ (Sociolinguistics of language) - Ngôn ngữ học xã hội vi mô.

    Ngôn ngữ học xã hội vĩ mô nghiên cứu các vấn đề và tình hình sử dụng ngôn ngữ ở một quốc gia hay cả một khu vực, nghiên cứu mối quan hệ và tác dụng tương hỗ giữa ngôn ngữ với sự phát triển của xã hội như ngôn ngữ và dân tộc, chính sách ngôn ngữ, quy hoạch ngôn ngữ, kế hoạch hoá ngôn ngữ.

    Ngôn ngữ học xã hội vi mô nghiên cứu ngôn ngữ trong giao tiếp, xem xét các mối quan hệ và tác dụng giữa đặc trưng xã hội, tâm lý của người nói với lời nói (tức là các biến thể xã hội của ngôn ngữ).

    “Ngôn ngữ là tấm gương phản chiếu xã hội” tức là xã hội như thế nào thì nó cũng như vậy. Tất cả các vấn đề, dù là nhỏ nhất diễn ra ngay trong đời sống giao tiếp bình thường của con người hay những hiện tượng ngôn ngữ mang tính quốc tế đều có thể là đối tượng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội.



    Đề tài: Bước đầu khảo sát ngôn ngữ giới tính của trẻ ở lứa tuổi mẫu giáo trong mối tương quan địa lý giữa thành thị - nông thôn
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...