Tiểu Luận NN016 - Khảo sát việc sử dụng ngôn từ trên chuyên mục phóng sự báo Lao Động

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU​


    Trong các thể loại báo chí, phóng sự là một trong những thể loại đặc biệt thích hợp với việc mô tả sự phát triển năng động của hiện thực, có khả năng gây được những ấn tượng rất sâu sắc đối với công chúng. Phóng sự là một trong những thể loại có năng lực phản ánh hiện thực một cách năng động, vừa trực tiếp, cụ thể, vừa có tầm khái quát nhất định. Có rất nhiều quan đIểm khác nhau về phóng sự, nhưng theo tiến sĩ Đức Dũng thì ông khẳng định: “Phóng sự là một thể loại đứng giữa Văn học và báo chí, có khả năng trình bày, diễn tả những sự kiện, con người, tình huống điển hình trong một quá trình phát sinh, phát triển, đồng thời khẳng định hiện thực đó thông qua cái tôi trần thuật, vừa tỉnh táo lí trí, vừa cảm xúc với một bút pháp giàu chất văn học”.

    Phóng sự báo chí với khả năng chuyển tải một khối lượng thông tin phong phú và trình bày hiện thực trong một quá trình phát sinh phát triển, nó mang đến cho công chúng một bức tranh xác thực. Những vấn đề mà phóng sự báo chí đề cập là những vấn đề của đời sống hiện thực xung quanh chúng ta, đang cần chúng ta bày tỏ thái độ và những hành động hiện thực. Tức là phóng sự có khả năng thông tin thời sự, đảm bảo tính xác thực, tính định hướng thông qua việc trình bày, diễn tả những vấn đề, sự kiện, con người, tình huống điểm hình, trong một quá trình phát sinh, phát triển với vai trò quan trọng của nhân vật trần thuật, và ngôn ngữ, bút pháp, giọng điệu linh hoạt, giàu chất văn học.

    Về năng lực phản ánh hiện thực của phóng sự, các nhà nghiên cứu ở nước ta hiện nay nhìn chung đều thống nhất khẳng định: đây là thể loại báo chí có khả năng phản ánh hiện thực duới dạng một bức tranh nóng bỏng, hơi thở của đời sông. Bức tranh ấy thể hiện góc nhìn đầy cá tính của tác giả trước đời sống, vừa có sức khái quát, vừa chi tiết sống động với những con người và sự việc xác thực, đồng thời rất giàu chất nhân văn và tái hiện bằng ngôn ngữ, giọng điệu sinh động. Trong tác phẩm phóng sự, tính cách của nhân vật thường được đề cập rõ nét và những suy nghĩ của tác giả được trình bày trực tiếp. Ngoài ra, phóng sự cũng cho phép kết hợp yếu tố trữ tình để có thể nâng thêm chất lượng phản ánh hiện thực. Phóng sự vừa đáp ứng yêu cầu thông tin thời sự, đồng thời có khả năng tác động vào nỗi xúc xảm của công chúng bằng những sự thật giàu tính chất nhân văn được trình bày qua giọng điệu sinh động và linh hoạt của nhân vật trần thuật.


    Đề tài: Khảo sát việc sử dụng ngôn từ trên chuyên mục phóng sự báo Lao Động
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...