Báo Cáo NN005 - Giá trị thông báo của cử chỉ tay và nét mặt trong hệ thống giao tiếp phi lời ở người Việt

Thảo luận trong 'Ngôn Ngữ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. MỞ ĐẦU


    1. Lý do nghiên cứu


    Hàng ngàn năm qua, ngôn ngữ đã trở thành công cụ tư duy và phương tiện giao tiếp đặc biệt quan trọng, giúp con người biểu đạt nội dung thông tin, chia sẻ suy nghĩ, tình cảm Vì thế, quan niệm truyền thống luôn coi ngôn ngữ đóng vai trò độc tôn trong giao tiếp mà lãng quên vai trò của cử chỉ, điệu bộ (ngôn ngữ phi lời). Tuy nhiên, thực tế cho thấy thông điệp mà người nói chuyển tải bằng ngôn từ chỉ chiếm một tỉ lệ rất nhỏ, trong khi giao tiếp bằng ngôn ngữ không lời chiếm tỉ lớn hơn nhiêù. Càng quan tâm đến vấn đề giao tiếp, người ta càng thấy là không thể bỏ qua vai trò của cử chỉ, điệu bộ. Sự hiểu biết thấu đáo về ngôn ngữ cử chỉ rất cần thiết cho việc giao tiếp trong đời sống cộng đồng. Với muôn vàn tình huống khác nhau trong sinh hoạt đời thường, không phải ai và không phải bất cứ lúc nào người ta cũng biết cách sử dụng cử chỉ điệu bộ đúng mực và hợp phong cách. Biết biểu hiện bằng ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ đúng lúc, đúng tình huống sẽ nâng cao hiệu quả giao tiếp, có khi còn hơn cả ngôn ngữ có lời.

    Trong giao tiếp phi lời, cử chỉ điệu bộ của tay và nét mặt đóng vai trò quan trọng hơn cả, bởi chúng có tấn số xuất hiện cao, giá trị thông báo lớn hơn nhiều so với các bộ phận khác trên cơ thể. Đó là những hành vi quen thuộc, gần gũi xung quanh, dễ dàng bắt gặp tuy nhiên lại ít khi được mọi người lưu tâm mà thường chỉ coi chúng như bản năng tự nhiên. Vì niềm hứng thú tìm hiểu của bản thân và nhận thấy vị trí quan trọng của cử chỉ, điệu bộ tay và nét mặt trong giao tiếp, chúng tôi đã nảy ra ý định thực hiện đề tài nghiên cứu: “Giá trị thông báo của tay và nét mặt trong hệ thống giao tiếp phi lời ở người Việt”.



    2. Lịch sử nghiên cứu

    Ngược lại lịch sử xa xưa của loài người, ta thấy vai trò của cử chỉ điệu bộ trong giao tiếp là vô cùng to lớn. Bởi vì, trước khi “ngôn ngữ thính giác” bắt đầu được hình thành (khoảng 5000 hay 4000 năm trước công nguyên) thì cử chỉ điệu bộ chính là ngôn ngữ cổ xưa nhất của loài người. Những khai quật khảo cổ học đã chứng minh điều đó. Ở Mêhicô, người ta đã tìm thấy những bức tranh tường, những đồ gốm, trên đó, có thể hình dung được cách đây hàng ngàn năm, những người Indien Maia đã “nói với nhau bằng điệu bộ”như thế nào:ngón trỏ của tay phải chỉ ra phía trước để hỏi “mấy?”.Bàn tay trái chỉ vào tai để bảo “hãy cẩn thận”, “hãy chú ý” hoặc là “hãy nghe”.Tuy nhiên, ngôn ngữ cử chỉ khi ấy chưa thực sự được nghiên cứu. Một nhà nghiên cứu ngôn ngữ cử chỉ sửng sốt nhận ra rằng: “Tưởng chừng như vô lý là trong một triệu năm tiến hóa của loài người, vấn đề giao tiếp không lời chỉ mới bắt đầu được nghiên cứu nghiêm túc, mang tính hệ thống, khoa học từ đầu những năm sáu mươi (của thế kỉ này), và “Thậm chí ngày nay, số đông vẫn còn chưa biết đến sự tồn tại của ngôn ngữ cử chỉ, dù nó rất quan trọng đối với đời sống của họ”.Vì thế, người ta cùng không khỏi ngạc nhiên về “sự phát triển bỗng nhiên” của những nghiên cứu dành cho vấn đề này trong những năm gần đây.

    Ở Việt Nam, ngôn ngữ phi lời mới được một số ít người nghiên cứu như: Nguyễn Quang, Phi Tuyết Hinh, Đỗ Thanh, Mai Xuân Huy, Thục Khánh Phần lớn là những bài viết mang tính khái quát, đăng trên các tạp chí, chưa đi vào nghiên cứu một cách cụ thể, chuyên sâu.

    3. Đối tượng nghiên cứu

    Cử chỉ điệu bộ của tay và nét mặt trong giao tiếp phi lời ở người Việt.

    4. Phạm vi nghiên cứu

    Ngôn ngữ phi lời bao gồm các phương tiện giao tiếp không dùng đến âm thanh (không được tiếp nhận qua thính giác) như: cử chỉ, điệu bộ, ánh mắt, điệu mặt (gọi chung là ngôn ngữ cử chỉ hay ngôn ngữ thân thể), như khoảng cách trong giao tiếp, các tín hiệu màu sắc, mùi vị

    Như vậy, ngôn ngữ phi lời là phạm trù rộng. Trong phạm vi bài niên luận này, chúng tôi chỉ đề cập đến một phần của ngôn ngữ thân thể là cử chỉ điệu bộ của tay và nét mặt.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:

    - Quan sát các hành vi cử chỉ, điệu bộ của tay và nét mặt trong thực tế

    - Nghiên cứu tài liệu liên quan

    - Ghi chép, thu thập, thống kê, phân loại (theo hình thức, giá trị biểu đạt ) các cử chỉ điệu bộ của tay và nét mặt cả trong thực tế và trong tài liệu.

    - Miêu tả, so sánh các cử chỉ điệu bộ đã thu thập

    - Phân tích, đánh giá ý nghĩa thông báo của từng cử chỉ đó, xem xét trong thực tiễn hoạt động giao tiếp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...