Thạc Sĩ Niêm yết của các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu
    I. Tính cấp thiết của đề tài

    Cạnh tranh là quy luật kinh tế khách quan, tồn tại trong nền kinh tế thị trường.
    Cạnh tranh đã tạo nên sức sống mãnh liệt của cơ chế thị trường. Chính vì vậy, cạnh
    tranh trong lĩnh vực hoạt động ngân hàng cũng là một tất yếu khi chúng ta chủ trương
    phát triển nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước. Vấn đền cạnh tranh trong
    lĩnh vực ngân hàng trở nên nóng hổi khi Việt Nam chính thức gia nhập WTO và chính
    thức thực hiện các cam kết mở cữa thị trường tài chính ngân hàng từ ngày 01/04/2007.
    Đứng trước áp lực cạnh tranh mạnh mẽ và nhiều phía như vậy, trong khi năng lực tài
    chính của các ngân hàng thương mại Việt Nam nhỏ bé, yếu ớt, năng lực cạnh tranh
    thấp, nên các ngân hàng Việt Nam sẽ khó đứng vững và phát triển trong thời kỳ hội
    nhập nếu không có chiến lược phát triển phù hợp.
    Do vậy, làm thế nào để nhanh chóng nâng cao năng lực tài chính, năng lực
    cạnh tranh của các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung và các ngân hàng
    thương mại cổ phần nói riêng, là một đòi hỏi cấp thiết không chỉ ở các cấp quản trị
    điều hành ngân hàng mà còn ở các nhà hoạch định chiến lược phát triển tài chính quốc
    gia để duy trì và phát triển ngân hàng thương mại Việt Nam trong cuộc chiến cạnh
    tranh không cân sức với các tập đoàn tài chính nước ngoài đang đầu tư mạnh mẽ vào
    Việt Nam.
    Nhận thức sâu sắc vấn đề làm thế nào để tồn tại và phát triển, các ngân
    hàng thương mại cổ phần Việt Nam đã chủ động giải bài toán hội nhập bằng
    cách nâng cao tiềm lực tài chính, đầu tư mạnh mẽ vào công nghệ ngân hàng để
    nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, tiến trình tăng năng lực tài chính của
    các ngân hàng thương mại cổ phần theo cách truyền thống diễn ra chậm chạp
    trong khi tiến trình mở cữa thị trường tài chính ngân hàng đã diễn ra và áp lực
    cạnh tranh mỗi ngày một lớn. Do vậy, để tăng nhanh năng lực tài chính của các
    ngân hàng thương mại cổ phần vấn đề niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng
    khoán phải được quan tâm hàng đầu vì tính ưu việt của huy động vốn qua thị
    trường chứng khoán. Chính vì vậy, niêm yết trên thị trường chứng khoán của
    các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam là phương cách tốt nhất để nâng
    cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại cổ phần.
    II. Tình hình nghiên cứu
    Trong những năm gần đây, ở Việt Nam, vấn đề niêm yết của các ngân hàng
    thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán đã thu hút đông đảo các nhà khoa
    học ở các lĩnh vực kinh tế, pháp luật, các nhà quản lý ngân hàng tham gia nghiên cứu,
    bàn thảo. Nhiều bài viết nghiên cứu về vấn đề này tiếp cận ở những phạm vi và giác
    độ khác nhau đã đề cập khá nhiều về việc niêm yết của các ngân hàng thương mại cổ
    phần trên thị trường chứng khoán, tuy nhiên chưa có một công trình khoa học nào
    nghiên cứu cụ thể, chi tiết và có hệ thống về vấn đề này.
    Chính vì vậy, chúng tôi đã lựa chọn đề tài ‘NIÊM YẾT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM
    làm đề tài nghiên cứu và tập trung đi sâu vào nghiên cứu các vấn đề như thực trạng
    hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ phần và thị trường chứng khoán Việt
    Nam; tình hình niêm yết trên cơ sở nghiên cứu một cách hệ thống cơ sở lý luận, khái
    niệm, chức năng, nội dung hoạt động của ngân hàng thương mại và thị trường chứng
    khoán để đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
    mại cổ phần trên thị trường chứng khoán, qua đó làm động lực thúc đẩy các ngân hàng
    thương mại cổ phần khác niêm yết trên thị trường chứng khoán, đẩy nhanh việc nâng
    cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam.
    III. Mục đích của luận văn
    Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận chung về ngân hàng thương mại,
    ngân hàng thương mại cổ phần và thị trường chứng khoán, luận văn nghiên cứu một
    cách toàn diện về thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần và thị
    trường chứng khoán Việt Nam để làm sáng tỏ cơ sở thực tiễn cho việc niêm yết của
    ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán và các giải pháp để nâng
    cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng
    khoán. Cụ thể là:
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận về ngân hàng thương mại và thị trường
    chứng khoán, vai trò của ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán trong nền
    kinh tế thị trường;
    - Nghiên cứu khái quát thực trạng hoạt động của các ngân hàng thương mại cổ
    phần và thị trường chứng khoán Việt Nam, tình hình niêm yết và nghiên cứu sự điều
    chỉnh của pháp luật đối với hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần và thị
    trường chứng khoán hiện nay;
    - Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động ngân hàng
    thương mại cổ phần, thị trường chứng khoán để khẳng định nhu cầu và các phương
    hướng đẩy mạnh việc niêm yết các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường
    chứng khoán Việt Nam.
    IV. Phạm vi nghiên cứu
    Luận văn này tiếp cận nghiên cứu vấn đề ngân hàng thương mại cổ phần và thị
    trường chứng khoán dưới giác độ khoa học kinh tế. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của
    Luận văn là những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động ngân hàng thương mại cổ
    phần và thị trường chứng khoán Việt Nam; chủ yếu tập trung nghiên cứu thực tiễn
    hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần, lịch sử hình thành và phương hướng
    đẩy mạnh việc niêm yết của các Ngân hàng thương mại cổ phần ở Việt Nam.
    V. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn được thực hiện trên cơ sở vận dụng những kiến thức về Ngân hàng
    thương mại và thị trường chứng khoán, đường lối, quan điểm, định hướng phát triển
    thị trường chứng khoán và tái cơ cấu hệ thống ngân hàng thương mại cổ phần Việt
    Nam, bởi vậy:
    - Đặt vấn đề nghiên cứu Ngân hàng thương mại cổ phần không tách rời chức
    năng, vai trò của ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán đặc biệt là khung
    pháp lý tài chính ngân hàng trong điều kiện kinh tế thị trường.
    - Từ phương pháp tiếp cận hệ thống, cách giải quyết vấn đề trong Luận văn
    tuân theo một logic, trật tự nhất định: Nghiên cứu cơ sở lý luận, tìm hiểu, phân tích,
    đánh giá thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần, chỉ ra nhu cầu niêm
    yết trên thị trường chứng khoán, từ đó xác định phương hướng, biện pháp thúc đẩy
    niêm yết của các ngân hàng thương mại cổ phần.
    - Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong quá trình thực hiện Luận
    văn là: Phương pháp hệ thống, phân tích, tổng hợp; phương pháp so sánh đối chiếu
    lịch sử và phương pháp thống kê để làm sáng tỏ các căn cứ, cơ sở khoa học của vấn đề
    nghiên cứu.
    VI. Bố cục của Luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của Luận
    văn được kết cấu gồm 4 chương:
    - Chương 1: Tổng quan về ngân hàng thương mại và thị trường chứng khoán
    - Chương 2: Vấn đề niêm yết chứng khoán
    - Chương 3: Thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam
    hiện nay
    - Chương 4: Các giải pháp đẩy mạnh sự niêm yết trên TTCK của các ngân hàng
    thương mại cổ phần Việt Nam
     
Đang tải...