Tiểu Luận Niềm vui từ công trình măng non

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I/LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:

    Đội TNTP Hồ Chí Minh là môi trường thuận lợi để các đội viên thi đua học tập và rèn luyện. Qua đó, đội viên có điều kiện tốt nhất để thể hiện hết khả năng của mình. Cũng từ môi trường này, giúp đội viên phát triển về mọi mặt, nhằm nâng cao chất lượng học tập, góp phần nâng cao công tác giáo dục toàn diện trong nhà trường.

    Có thể nói, kết quả giáo dục trong nhà trường có một phần quyết định từ các hoạt động của tổ chức Đội. Ơ nơi nào tổ chức Đội hoạt động tốt, có nhiều hoạt động phong phú, có nhiều mô hình mới hấp dẫn, ở nơi đó tinh thần thi đua của các em cao hơn, học sinh chăm chỉ hơn và tất yếu kết quả học tập tốt hơn.

    Hiện nay, đất nước ta đang trên đường hội nhập và phát triển về mọi mặt. Đời sống vật chất và tinh thần ngày càng được nâng cao, do vậy công tác giáo dục nói chung và hoạt động của tổ chức đội nói riêng cũng phải được đổi mới để kịp thời đáp ứng với nhu cầu chung của xã hội hiện nay. Thật vậy - Cách đây khoảng 10 năm về trước, những người làm công tác đội chỉ cần có một cây đàn Ghi Ta thùng và biết hát một số bài hát phù hợp với lứa tuổi thanh thiếu niên là có thể thu hút được các em tham gia. Hoặc là tổ chức hội thi văn nghệ, chỉ cần có âm thanh, chẳng cần âm thanh có hay hay không, có Bát, Chét hay không, âm thanh trong hay rè là có nhiều người tham gia và trình diễn một cách say sưa. Nhưng bây giơ, nhiều dịch vụ giải trí vui chơi như: Bida, Điện tử, KaraOke, Inter net với những trang thiết bị máy móc hiện đại, đang thu hút lớp trẻ. Còn những trang thiết bị cũ kỹ, thô sơ chất lượng của “Mười năm về trước” thì khó có thể thu hút các em trong các hoạt động. Do đó, tất yếu nó có ảnh hưởng không tốt tới chất lượng giáo dục.

    Từ những thực trạng đó, mỗi chúng ta-những người làm công tác giáo dục. Ngoài việc cần phải suy nghĩ, tìm tòi, đổi mới các mô hình hoạt động. Đổi mới các buổi sinh hoạt Đoàn – Đội. Đổi mới các hoạt động du khảo, dã ngoại .và các hoạt động ngoài giờ lên lớp. Thì việc đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất và nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động là một nhu cầu hết sức cần thiết và cấp bách.

    Ở Trường DTNT Điểu Ong - một trong những trường chuyên biệt của huyện Bù Đăng. Nguồn kinh phí ít ỏi (được trích 5% trong nguồn học bổng của các em - Quỹ Văn -Thể - Mỹ), không đủ để đáp ứng cho các hoạt động thường xuyên theo chủ đề, chủ điểm hàng tháng, hàng tuần. Đặc biệt, không có nguồn kinh phí phục vụ cho các hoạt động về nguồn, tham quan du lịch trong khi đó chính các hoạt động này đem lại hiệu quả giáo dục rất cao và đang hấp dẫn, thu hút Đội viên tham gia. Và đối với Đội viên của liên đội trường Dân tộc nội trú Điểu Ong chúng tôi lại là vấn đề nóng bỏng, khát khao của các em. Bởi vì các em là con em dân tộc thiểu số đang sinh sống tại huyện, do điều kiện kinh tế và nhiều lĩnh vực khác còn khó khăn, ít có điều kiện để được tham gia các hoạt động này. Mặt khác, cơ sở vật chất và trang thiết bị như âm ly, loa máy bị phục vụ cho các hoạt động đội đã cũ kỹ và kém chất lượng (trang bị từ năm 1991- Ngày thành lập trường đến nay). Trong khi đó, ở trường chúng tôi lại thường xuyên tổ chức các hoạt động như: Sinh Hoạt chào cờ đầu tuần, hoạt động của đội tuyên truyền măng non, sinh hoạt đội, sinh hoạt nội trú âm thanh thường trục trặc, do đó các hoạt động thường bị gián đoạn, chất lượng không cao, khiến cho các em nhàm chán. Hơn nữa, âm thanh loa máy không có, mỗi khi tổ chức các hoạt động lớn như: 20/11; Tết nguyên Đán, Hoạt động 26/3 lại phải đi mướn, mỗi đợt hoạt động như thế tốn khoảng từ 300.000 đến 500.000. Chỉ tính trong năm học 2003 – 2004 đã tốn gần 1 triệu đồng cho việc mướn âm thanh. Như vậy vừa tốn tiền, vừa bị động trong các hoạt động.

    Từ những nhận thức đó và điều kiện thực tế tại trường. Trong thời qua, Sau khi đã khảo sát tinh hình thực tế ở trường cũng như tìm hiểu, thăm dò ý kiến của các bậc phụ huynh, ý kiến của hội đồng sư phạm, ý kiến của Ban chỉ huy liên-chi đội và tập thể đội viên. Chúng tôi đã quyết định tìm các mô hình gây quỹ đội nhằm có nguồn kinh phí chủ động cho các hoạt động của đội, kịp thời đáp ứng với những bức xúc đã nêu trên. Sau hơn một năm thực hiện mô hình này, chúng tôi đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Hình thức tổ chức là:

    *Thứ nhất: Tổ chức lao động tập trung để gây quỹ.

    *Thứ hai: Tăng cường sự ủng hộ của các bậc phụ huynh học sinh.

    Những hoạt động này cũng chính là “Công trình Măng non” của liên đội trong năm học 2004-2005 này. Từ mô hình này, đã đem lại nhiều kết quả rất cao, đem lại niềm vui và thắng lợi lớn cho liên đội trong năm học 2004-2005 này. Do vậy chúng tôi đặt tên cho đề tài “Niềm vui từ công trình Măng Non” để giới thiệu cùng các bạn. Có thể nói, mô hình này về cơ bản thì không mới, song với điều kiện thực tế và hiệu quả đem lại rất khả quan, do vậy chúng tôi xin mạnh dạn giới thiệu để các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo.

    II/THỰC TRẠNG:

    1-Thuận lợi:

    -Được sự giúp đỡ của phòng giáo dục đào tạo huyện, về việc cho chủ trương để trường sắp xếp công việc chuyên môn, (học trước hai tuần so với thời gian quy định chung). Do đó liên đội chủ động thời gian trong việc tổ chức các hoạt động vào dịp mùa Điều chín rộ.

    -Được sự quan tâm và chỉ đạo sát sao của chi bộ, của ban giám hiệu trường, của hội đồng sư phạm và các đoàn thể trong trường, đã tạo điều kiện tốt nhất cho chúng tôi về chủ trương, thời gian và các cơ sở vật chất, nguồn kinh phí cần thiết để phục vụ cho các hoạt động. Đặc biệt, các đồng chí giáo viên – phụ trách chi cũng như các đồng chí giáo viên được phân công rất nỗ lực để hoàn thành công việc của mình.

    -Được sự đồng tình ủng hộ, phối hợp của các bậc phụ huynh học sinh, đặc biệt là các đồng chí trong Ban chấp hành hội, đã có nhiều đóng góp trong công tác vận động và trực tiếp tham gia thực hiện.

    -Vào thời điểm mùa Điều, phần lớn gia đình các em học sinh đều cần người phụ giúp việc, mà những công việc này lại nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe các em học sinh ( THCS).

    -Tinh thần lao động của các em rất cao, đây là điều kiện thuận lợi để tổ chức thực hiện phong trào.

    2-Khó khăn:

    -Gia đình học sinh ở rải rác trên địa bàn toàn huyện, giao thông đi lại khó khăn, nên việc giám sát theo dõi các em ở các địa phương trong quá trình lao động, đặc biệt là mỗi khi tập hợp các em ở các địa phương gặp không ít khó khăn.

    -Đời sống kinh tế của các em phần lớn còn gặp khó khăn, nên việc phát động các phong trào gây quỹ, hay một hoạt động nào đó bằng tiền mặt (nếu không phải là mùa Điều) là rất khó, kết quả các hoạt động đó không cao.

    -Nguồn kinh phí không có để tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử trong nước để qua đó các em có dịp chứng kiến và tự hào quê hương của mình giàu đẹp. Từ đó có ý thức học tập rèn luyện tốt hơn để mai này góp tay dựng xây đất nước.

    -Mặc dù học sinh ở nội trú những Trường chưa có những điều kiện cơ sở vật chất để tổ chức lao động thường xuyên tạo nguồn quỹ cho các hoạt động của đội, qua đó để giáo dục tinh thần lao động cho các em.

    -Nguồn kinh phí còn hạn chế, trong khi đó, giá cả hàng hóa cao. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ các hoạt động thiếu, cũ và kém chất lượng. Đây chính là yếu tố quan trọng, quyết định cho chất lượng các hoạt động. Cũng chính những bức xúc này là vấn đề then chốt khiến chúng tôi đến với đề tài.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...