Luận Văn Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm tại Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 25/11/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận nhóm
    Đề tài: Nhượng quyền thương mại trong ngành thực phẩm tại Việt Nam


    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU
    I. Một số vấn đề lý luận về Nhượng quyền thương mại . 4
    1. Khái niệm, bản chất của Nhượng quyền thương mại 4
    1.1. Khái niệm . 4
    1.2. Bản chất . 8
    2. Đ c đi m v ngh a của hoạt động nhượng qu ền thương mại . 9
    2.1. i m . 9
    2.2. ngh . 10
    3. Các hình thức nhượng quyền thương mại 12
    3.1. Căn ứ vào l nh vực kinh doanh 12
    3.2. Căn ứ vào các hình thức mua franchise 14
    4. Hệ thống pháp luật về Nhượng quyền thương mại 16
    4.1. Những quy ịnh pháp luật của Việt Nam về Nhượng quyền thương mại . 16
    4.2. ăng ký hoạt ộng Nhượng quyền thương mại . 18
    4.3. Chủ th và hợp ồng nhượng quyền thương mại 20
    II. Nhượng quyền thương mại trong ngành hàng thực phẩm – ăn uống tại Việt
    Nam 25
    1. Đ c đi m ngành công nghiệp thực phẩm Việt Nam 25
    2. Thực trạng nhượng qu ền thương mại về ng nh thực phẩm tại Việt Nam 25
    2.1. Cá thương hiệu Việt N m kinh do nh nhượng quyền trong ngành thự
    phẩm 25
    2.2. Cá thương hiệu nướ ngoài kinh do nh nhượng quyền trong ngành thự
    phẩm 27
    III. Hoạt động nhượng quyền thương mại của Phở 24 . 29
    1. Giới thiệu về Phở 24 . 29
    2. Hoạt động nhượng quyền thương mại của phở 24 . 29
    2.1. Các tiêu chuẩn ơ bản tham gia vào hệ thống nhượng quyền phở 24 30
    2.2. Cá bước cần làm trở thành chủ cửa hàng franchise phở 24 . 30
    2.3. Chi phí Franchise . 31
    2.4. Nguyên tắc kinh doanh của Phở 24 . 32
    2.5. Những hỗ trợ từ phía chủ thương hiệu Phở 24 cho bên nhận nhượng quyền
    32
    2.6. Một số bước khi Phở 24 xuất khẩu thương hiệu r nước ngoài 33
    3. Kết quả đạt được . 33
    KẾT LUẬN



    LỜI MỞ ĐẦU
    Nhượng quyền thương mại - phương thức kinh doanh được đánh giá là một
    trong những thành tựu lớn nhất của các nước phương Tây trong lĩnh vực thương mại
    đã và đang thâm nhập vào Việt Nam trong quá trình Việt Nam mở cửa thị trường và
    hội nhập hơn vào nền kinh tế thế giới. Hình thức nhượng quyền thương mại rất được
    đề cao khi bài toán vốn và rủi ro đầu tư, nhược điểm bản chất của nền kinh tế đang phát
    triển được giải quyết rất tốt trong mô hình này.
    Ở các nước trên thế giới, nhượng quyền dường như đã xâm nhập vào cuộc sống
    con người, vào tất cả các ngành nghề, đặc biệt là ngành thực phẩm – một ngành có sự
    thành công rất nhiều của hoạt động kinh doanh nhượng quyền. Nhượng quyền giúp cho
    các thương hiệu không chỉ bành trướng ở tầm quốc gia mà còn vươn ra thế giới. Riêng
    ở Việt Nam, đã có một số doanh nghiệp đã đi theo mô hình này nhưng thành công
    nhất trong việc tạo dựng thương hiệu riêng của mình có lẽ phải kể đến thương hiệu
    Phở 24 của tập đoàn Nam An.
    Vì thế, nhóm chúng tôi xin chọn đề tài Nhượng quyền thương mại trong ngành
    thực phẩm tại Việt Nam để nghiên cứu các vấn đề pháp lý về nhượng quyền cũng như
    mô hình mẫu nhượng quyền khá thành công của Việt Nam là Phở 24, nhằm hiểu rõ hơn
    về hoạt động kinh doanh nhượng quyền của Việt Nam và đặc biệt là ngành thực
    phẩm, một ngành có nhiều tiềm năng phát triển nhiều hơn trong tương lai, xứng với
    tầm cao mới của Việt Nam trong giai đoạn mới - giai đoạn hội nhập nền kinh tế quốc
    tế.
    *Trong phạm vi tiểu luận này, thuật ngữ “franchise” được dùng để chỉ “quyền
    thương mại” và thuật ngữ “franchising” tương đương với “nhượng quyền thương
    mại”*


    I. Một số vấn đề lý luận về Nhượng quyền thương mại
    1. Khái niệm, bản chất của Nhượng quyền thương mại
    1.1. Khái niệm
    Nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đã và đang được nhiều
    nước trên thế giới áp dụng, được hiểu là một phương thức tiếp thị và phân phối một sản
    phẩm hay dịch vụ dựa trên mối quan hệ giữa hai đối tác; một bên gọi là Franchisor (bên
    nhượng quyền hay chủ thương hiệu) và một bên gọi là Franchisee (bên được nhượng
    quyền hay mua franchise). Chính vì sự phát triển không ngừng của hình thức này, đã có
    nhiều khái niệm được nêu ra của nhiều tổ chức, quốc gia khác nhau nhằm giải thích,
    hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh nhường quyền đạt hiệu quả.
    Tuy nhiên, vì sự khác biệt về quan điểm và môi trường kinh tế, chính trị, xã hội giữa các
    quốc gia, các khái niệm này cũng có một số điểm khác biệt.
    Các khái niệm trình bày sau đây được chọn lọc dựa trên sự khác nhau trong việc
    quản lý, điều chỉnh các hoạt động nhượng quyền thương mại của một số quốc gia, tổ
    chức tiêu biểu. Có thể phân chia các nước trên thế giới thành ba nhóm nước sau:
     Nhóm các nước với hệ thống pháp luật bắt buộc (hoặc khuyến khích sự tự nguyên)
    công khai chi tiết nội dung của thỏa thuận nhượng quyền thương mại.
     Nhóm các nước có bộ luật riêng, cụ thể, điều chỉnh hoạt động nhượng quyền
    thương mại.
     Nhóm các nước điều chỉnh hoạt động nhường quyên thương mại theo luật về
    chuyển giao công nghệ.
    Dựa trên ba nhóm nước này, ta có một số khái niệm nhượng quyền tiêu biểu sau đây:
    Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise
    Association) – Hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới :
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...