Luận Văn Nhượng quyền thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO, pháp luật và thực tiễn áp dụng.

Thảo luận trong 'Môi Trường' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhượng quyền thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO, pháp luật và thực tiễn áp dụng.
    Nhượng quyền thương mại (Franchising) là một trong những khái niệm khá mới mẻ trong khoa học pháp lý cũng như trong thực tiễn kinh doanh ở Việt Nam. Mặc dù hoạt động này đã xuất hiện ở Việt Nam gần 10 năm và cũng có một số văn bản luật điều chỉnh. Tuy nhiên để hiểu được thế nào là franchising? Và phương thức này hoạt động ra sao thì còn là cả một vấn đề lớn mà hiện tại Việt Nam vẫn chưa có một trường lớp hay khóa đào tạo nào giảng dạy bài bản về frangchise. Sách chuyên môn bằng tiếng Việt cũng không thấy ở các nhà sách. Kinh nghiệm thực tế của các doanh nghiệp Việt Nam đã và đang áp dụng hình thức franchise chỉ đếm trên đầu ngón tay và vẫn còn trong giai đoạn mày mò, vừa làm vừa học. Trong khi đó, nhượng quyền thương mai tại một số thị trường khác trên thế giới lại hết sức sôi động. Người tiêu dùng trên toàn thế giới không còn xa lạ gì với những thương hiệu nổi tiếng như đồ ăn nhanh Mc Donald’s, Lotteria, KFC; hệ thống siêu thị Metro Đây là những thương hiệu sử dụng nhượng quyền thương mại làm phương thức kinh doanh. Theo ước tính, nhượng quyền kinh doanh thương hiệu ở Châu Á đã đạt 50 tỉ USD/năm. Chỉ tính riêng ở Trung Quốc, sau thời điểm gia nhập WTO, đã có 50 ngành hàng thực hiện kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thương mại, tốc độ tăng trưởng của lĩnh vực này đạt 40%/ năm. Đối với Việt Nam, trên con đường hội nhập WTO, việc nghiên cứu, xem xét, đánh giá những phương thức kinh doanh thương mại đặc biệt như franchising là rất quan trọng, góp phần hoàn thiện pháp luật về nhượng quyền thương mại tại Việt Nam, cũng như xem xét thực tiễn phát triển của phương thức này trên thực tiễn của Việt Nam.
    Qua quá trình nghiên cứu tìm hiểu về hoạt động nhượng quyền thương mại, ta thấy đây là một loại hình kinh doanh có hiệu quả và cần phải nhân rộng mô hình kinh doanh này thông qua nhượng quyền thương mại trong nước cũng như trên thị trường quốc tế nhằm đẩy mạnh sự phát triển chiều sâu và bề rộng của nền kinh tế đất nước. Và muốn làm được điều đó, ngoài sự nỗ lực của các doanh nghiệp trong nước, họ cần phải xây dựng được thương hiệu riêng cho mình một cách vững chắc, đào tạo nguồn nhân lực về nhượng quyền, nhất là tìm được đối tác nhượng quyền phù hợp sẽ giúp các doanh nghiệp trong nước có được vị thế và ngày càng mở rộng hơn nữa mô hình này trong cả nước và còn ra cả nước ngoài điển hình như cà phê Trung Nguyên và Phở 24 đã làm được. Bên cạnh đó là chúng ta cần xây dựng cho mình một hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại hoàn chỉnh có khả năng hỗ trợ tích cực cho hoạt động này và là một hành lang pháp lí tạo sự an tâm cho các nhà đầu tư nước ngoài cũng như các doanh nghiệp trong nước. Nếu như chúng ta làm được như vậy thì phương thức nhượng quyền thương mại sẽ là một mũi nhọn trong việc thực hiện thành công sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
    Đề án môn học gồm 3 phần chính sau:
    Phần I: Khát quát chung về nhượng quyền thượng mại.
    Phần II. Những quy định của pháp luật Việt Nam về nhường quyền ương mại khi gia nhập WTO.
    Phần III. Khuyến nghị đề hoàn thiện hệ thống pháp luật và phát triển hoạt động nhường quyền thương mại tại Việt Nam.
     
Đang tải...