Luận Văn Nhượng quyền thương mại Co.op Mart

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nhượng quyền thương mại Co.op Mart
    LỜI MỞ ĐẦU
    1. Tính thiết thực của đề tài
    Sau khi Việt Nam gia nhập WTO một sân chơi công bằng và khắc nghiệt, buộc
    chính phủ Việt Nam phải thay đổi việc quản lý mang tính bảo hộ một số ngành và từ
    ngày 01/01/2007 các doanh nghiệp nước ngoài được quyền mở liên doanh bán lẻ tại
    Việt Nam, sau đó kể từ 01/01/2009 được phép thành lập doanh nghiệp bán lẻ 100%
    vốn nước ngoài, đã khiến các nhà quản lý cũng như các doanh nghiệp trong nước “lên
    cơn sốt”.
    Thị trường bán lẻ Việt Nam, đất nước với hơn 86 triệu dân đang ngày một nóng
    lên với sự tham gia dành thị phần của các tập đoàn hàng đầu trong và ngoài nước:
    HaproMart, Satra, Parkson, Co.opMart, Metro, Maxi, Citimart, Vmart, Fivimart, G7,
    24h, Shop & Go, Day & Night Bên cạnh đó, các tập đoàn bán lẻ khác như: Giant,
    Tesco, Carrefour, Walmart cũng đang trong quá trình xin giấy phép đầu tư vào Việt
    Nam. Với nguồn tài chính hùng mạnh, nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực quản lý bán
    lẻ, các tập đoàn nước ngoài đe dọa sẽ nuốt chửng các doanh nghiệp trong nước, độc
    chiếm thị trường bán lẻ màu mở này.
    Đứng trước thời cơ cũng như thách thức đó, Co.opMart một thương hiệu bán lẻ
    hàng đầu của Việt Nam, Tốp 500 nhà bán lẻ hàng đầu Châu Á Thái Bình Dương
    trong các năm 2004-2005-2006-2007-2008 cần có những bước chuyển mình để đón
    đầu, nâng cao tính chuyên nghiệp trong các công tác mua hàng, hậu cần, phục vụ
    khách hàng tốt hơn tạo chổ đứng vẫn chắc trong lòng người tiêu dùng. Ngoài ra, việc
    mở rộng chân rết của mình chiếm lĩnh thị phần trước tại các nơi mà hiện nay các
    chuỗi bán lẻ chưa đủ điều kiện cũng như không thể đầu tư vươn tới được là một điều
    hết sức cần thiết. Do vậy, làm sao để có thể thực hiện được những điều nêu trên trong
    khi nguồn tài chính có hạn, hậu cần và tính chuyên nghiệp của mình vẫn còn chưa
    cao so với các tập đoàn bán lẻ khác của thế giới? Trong phần đề tài của mình, em xin
    trình bày một trong các phương thức có thể một phần giúp doanh nghiệp mở rộng
    chân rết của mình giảm thiểu các chi phí đầu tư, cũng như có thể mang về doanh thu
    cho mình. “Nhượng quyền thương mại Co.op Mart”. Đó là nội dung của vấn đề
    nghiên cứu.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1 Mục tiêu tổng quát
    Nghiên cứu này với mục tiêu tìm kiếm, phân tích nhân tố quyết định sự lựa chọn
    của các cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ muốn hợp tác cùng kinh doanh thương hiệu
    Co.opMart. Từ đó, xây dựng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại chuỗi
    bán lẻ Co.opMart. Và từ đó đề ra một số chính sách hỗ trợ giúp Công ty quản lý
    chuỗi siêu thị Co.opMart (Saigon Co.op) có các biện pháp quản trị hợp lý nhằm mở
    rộng thêm hệ thống chuỗi chân rết của mình từ các cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ.
    2.2 Mục tiêu cụ thể
    - Phân tích các yếu tố quyết định sự lựa chọn nhượng quyền thương mại của các
    doanh nghiệp như: Tiếng tâm (thương hiệu), giàu kinh nghiệm và chuyên nghiệp
    trong lĩnh vực kinh doanh bán lẻ siêu thị, được hỗ trợ từ phía Co.opMart (nguồn hàng,
    2
    giá cả hàng hóa, chương trình khuyến mãi nhiều, thời gian thanh toán ), phí nhượng
    quyền thương mại, tiềm năng phát triển.
    - Xác định mức độ của từng nhân tố ảnh hưởng tới việc nhượng quyền thương mại.
    - Xây dựng mô hình kinh doanh nhượng quyền thương mại chuỗi cửa hàng bán lẻ
    Co.opMart tại Thành phố Hồ Chí Minh.
    - Đề xuất hình thức và phương thức quản trị phù hợp.
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    3.1 Đối tượng nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ thành công, mô hình kinh
    doanh nhượng quyền thương mại.
    - Khách thể nghiên cứu: Cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ thành công.
    - Đối tượng khảo sát: Các cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ, có mặt bằng tốt muốn
    kinh doanh nhượng quyền thương mại thương hiệu Co.opMart.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Các cửa hàng kinh doanh bán lẻ nhỏ thành công tại các quận huyện tại Thành phố
    Hồ Chí Minh.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.2Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    Tài liệu trong ngành bán lẻ
    Tài liệu trong ngành Marketing
    Tài liệu về Thương Hiệu
    Tài liệu về nhượng quyền thương mại (franchise),
    4.1Phương pháp điều tra chọn mẫu
    - Nhận dạng vấn đề
    - Đặt giả thuyết điều tra
    - Xây dựng bảng câu hỏi điều tra
    - Chọn mẫu điều tra
    - Chọn kỹ thuật điều tra
    - Xử lý kết quả điều tra
    5. Kết quả đạt được của luận án
    - Về mặt lý luận
    - Về thực tiễn
    - Đề xuất
    3
    CHƯƠNG 1:
    LÝ THUYẾT VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI (FRANCHISE)
    1.1 Giới thiệu về nhượng quyền thương mại (Franchise)
    1.1.1 Thương Hiệu – Nền tảng của hệ thống nhượng quyền thương mại
    Trước khi đến định nghĩa về Franchise, chúng ta nên tìm hiểu khái niệm về
    thương hiệu vì sự hiện hữu của Franchise lại đặt trên nên tảng thương hiệu. Thương
    hiệu không chỉ là cái tên, mà là 1 tập hợp các thuộc tính cung cấp cho khách hàng các
    giá trị mà họ đòi hỏi : tôi có lợi ích gì ? tôi có biết nó không ? hình như mình đã từng
    nghe qua , hay thông qua các tin đồn về sản phẩm hàng hóa khiến họ lo lắng, tưởng
    tượng, ham muốn, tất cả câu hỏi trên gợi nhớ cho khách hàng một hình ảnh thương
    hiệu nằm trong tâm trí họ.
    Thương hiệu khác với nhãn hiệu.
    Nhãn hiệu
    Giá trị cụ thể, tài sản hữu hình
    Hiện diện trên văn bản pháp luật
    Được cơ quan chức năng công nhận
    Phần “ thân thể” của doanh nghiệp
    Thương hiệu
    Giá trị trừu tượng, Tài sản vô hình
    Hiện diện trong tâm trí người tiêu dùng
    Được người tiêu dùng chấp nhận, tin tưởng
    Phần “ linh hồn” của doanh nghiệp
    Cũng như theo tác giả Richard Moore đã có một định nghĩa khá hình tượng về
    thương hiệu trong quyển sách xuất bản năm 2003 tại Việt Nam như sau: “sự khác
    biệt giữa một sản phẩm và một thương hiệu là gì? Một sản phẩm giống như một
    người bạn mà bạn mới gặp. Tuy nhiên, chắc hẳn bạn đã gặp nhiều hàng ngàn người
    trong cuộc đời của mình, và hầu hết những người này bạn chỉ trao đổi ánh mắt hay
    vài câu nói. Nhưng đối với một số người, bạn thấy mình đã trao đổi câu chuyện với
    họ bởi vì hình như đã có cảm giác phù hợp nào đó. Để đạt tới tầm cỡ sản phẩm thì
    phải có một quan hệ như thế. Tuy nhiên, để đạt tới tầm cỡ thương hiệu thì đòi hỏi
    nhiều hơn nữa. Việc này cũng giống như để hiểu một người kỹ hơn và thấy được họ
    thay đổi ra sao theo thời gian. Đến một lúc nào đó, bạn sẽ nghĩ đến người ấy như một
    người bạn hay đồng nghiệp. Lúc đó, họ đã giành được cảm giác trân trọng trong bạn.
    Đạt đến tầm cỡ thương hiệu là tạo được mối quan hệ như vậy.
    Hay theo giáo sư John Quelch một chuyên gia hành đầu trong lĩnh vực Marketing,
    Phó hiệu trưởng Trường Harvard trong chuyến thăm làm việc tại Việt Nam. Tại buổi
    toạ đàm với các doanh nghiệp 22/02/2008 ông có đề cập đến “Một Thương hiệu
    mạnh là như thế nào?” mà tôi tâm đắc là:
    - Một thương hiệu mạnh trước hết phải có sự khác biệt.
    - Một thương hiệu mạnh phải có sự khác biệt, nhưng khác biệt về lâu dài.
    - Được người tiêu dùng tin cậy.
    Khác với các loại sở hữu hàng hóa thông thường, thương hiệu là một loại hàng
    hóa trí tuệ, là tài sản quý nhất của một doanh nghiệp. Đó chính là lý do tại sao chủ
    thương hiệu phải nên ghĩ đến chuyện làm thế nào để đánh bóng thương hiệu của
    mình hơn; làm thế nào để xây dựng thương hiệu của mình ngày càng lớn mạnh hơn;
    tạo độ trung thành cao của khách hàng đối với thương hiệu; hiệu quả hơn trong đàm
    phán với khách hàng, nhà cung cấp; và làm thế nào để đem lại thêm nhiều nguồn lợi
    4
    kinh tế từ tài sản trí tuệ này. Franchise là một trong những phương thức có thể đáp
    ứng những nhu cầu kể trên.
    1.1.2 Khái niệm về nhượng quyền thương mại
    Nhượng quyền thương mại hay nhượng quyền kinh doanh (gọi tắt là Franchise,
    Franchising) dùng để chỉ một phương thức kinh doanh đặc biệt nhân rộng hương hiệu,
    nhân rộng mô hình kinh doanh, có nhiều định nghĩa về Franchise trên thế giới.
    Theo Tiến Sĩ Lý Quí Trung có viết trong tạp chí “Thành Đạt”: Franchise được
    dịch ra tiếng việt là nhượng quyền thương mại. Cụm từ gồm 4 chữ nhưng vẫn chưa lột
    tả đúng bản chất của mô hình kinh doanh này nếu không muốn nói là không đúng
    nghĩa. Về nội dung, Franchise là một phương thức hợp tác kinh doanh mà trong đó
    chủ thương hiệu hay bên nhượng quyền cho phép bên nhận nhượng quyền được sử
    dụng nhãn hiệu, thương hiệu, biểu tượng, khẩu hiệu của mình để kinh doanh. Bù
    lại, bên nhận nhượng quyền phải trả các khoản phí nhượng quyền cho chủ thương
    hiệu, thành công của họ sẽ góp phần đáng kể làm tăng giá trị thương hiệu nói chung.
    Hiệp hội nhượng quyền kinh doanh Quốc tế (The International Franchise
    Association), hiệp hội lớn nhất nước Mỹ và thế giới đó định nghĩa nhượng quyền kinh
    doanh như sau: "Nhượng quyền kinh doanh là mối quan hệ theo hợp đồng, giữa bên
    giao và bên nhận quyền, theo đó bên giao đề xuất hoặc phải duy trì sự quan tâm liên
    tục tới doanh nghiệp của bên nhận trên các khía cạnh như : bí quyết kinh doanh
    (know-how), đào tạo nhân viên; bên nhận hoạt động dưới nhãn hiệu hàng hóa,
    phương thức, phương pháp kinh doanh do bên giao sở hữu hoặc kiểm soát; và bên
    nhận đang, hoặc sẽ tiến hành đầu tư đáng kể vốn vào doanh nghiệp bằng các nguồn
    lực của mình". Theo định nghĩa này, vai trò của Bên nhận quyền kinh doanh trong
    việc đầu tư vốn và điều hành doanh nghiệp được đặc biệt nhấn mạnh hơn so với trách
    nhiệm của bên giao quyền. Quan điểm này cũng xuất phát từ sự chênh lệch về quyền
    lực và chênh lệch về thông tin giữa các bên trong quan hệ hợp đồng nhượng quyền.
    Những yêu cầu mạnh mẽ hơn về phía bên nhượng quyền nhằm đảm bảo lợi ích cho
    bên nhận quyền. Tuy nhiên, định nghĩa cũng chỉ ra tính độc lập tương đối giữa bên
    nhượng quyền và bên nhận quyền.
    Cộng đồng chung Châu Âu EC (nay là liên minh Châu Âu EU) lại định nghĩa
    nhượng quyền kinh doanh theo hướng nhấn mạnh tới quyền của Bên nhận, khi sử
    dụng một tập hợp quyền sở hữu trí tuệ. Mặc dù, ghi nhận vai trò của thương hiệu và
    hệ thống, bí quyết kinh doanh của Bên giao quyền, định nghĩa này không đề cập tới
    những đặc điểm khác của việc nhượng quyền kinh doanh. EC định nghĩa quyền kinh
    doanh là một "tập hợp những quyền sở hữu công nghiệp về sở hữu trí tuệ liên quan
    tới nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, biển hiệu cửa hàng, giải pháp hữu ích, kiểu
    dáng, bản quyền tác giả, bí quyết, hoặc sáng chế sẽ được khai thác để bán sản phẩm,
    hoặc cung cấp dịch vụ tới người sử dụng cuối cùng". Nhượng quyền kinh doanh có
    nghĩa là việc chuyển nhượng quyền kinh doanh được định nghĩa ở trên.
    Tại Việt Nam, theo điều 284 Luật Thương Mại 2005, thì Franchise là hoạt động
    thương mại mà bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến
    hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
     
Đang tải...