Tiểu Luận Nhượng quyền thương mại - Bài tập cá nhân 2 Luật thương mại 2

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài tập cá nhân 2 Luật thương mại 2 – Nhượng quyền thương mại


    1. Khái niệm nhượng quyền thương mại.
    Như chúng ta đã biết, nhượng quyền thương mại là một hình thức kinh doanh đã được nhiều nước trên thế giới áp dụng. Đã có nhiều khái niệm được nêu ra nhằm giải thích, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện hoạt động kinh doanh nhượng quyền đạt hiệu quả. Trong phạm vi bài viết của mình, em xin đề cập đến khái niệm được nêu tại Điều 284 Luật thương mại 2005: “Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau:
    - Việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ được tiến hành theoc cách thực tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền;
    - Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh”.
    2. Đặc điểm nhượng quyền thương mại.
    Từ khái niệm nêu trên cùng những quy định chi tiết tại nghị định số 35/2006/NĐ-CP của chính phủ, có thể thấy nhượng quyền thương mại bao hàm những đặc điểm cơ bản sau:
    - Chủ thể của quan hệ này đều là thương nhân.
    Do nhượng quyền thương mại là một hoạt động thương mại đặc thù nên pháp luật thương mại Việt Nam quy định chủ thể của quan hệ nhượng quyền phải là thương nhân, tồn tại một cách hợp pháp, có thẩm quyền kinh doanh và có quyền hoạt động thương mại phù hợp với đối tượng được nhượng quyền. Đặc biệt, quan hệ nhượng quyền không chỉ dừng lại giữa bên nhượng quyền và bên nhận quyền, mà đôi khi, trong quan hệ này còn có thể xuất hiện thêm bên nhận quyền thứ hai bao gồm: bên nhượng quyền, bên nhận quyền, bên nhượng quyền thứ cấp, bên nhận quyền sơ cấp và bên nhận quyền thứ cấp (Khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 3, Nghị định số 35/2006/NĐ-CP). Ngoài ra, pháp luật về nhượng quyền thương mại của Việt Nam cũng có những quy định cụ thể về điều kiện đặt ra đối với các thương nhân thực hiện hoạt động nhượng quyền thương mại theo Điều 5, Điều 6 Nghị định 35/2006/NĐ-CP.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...