Tiểu Luận Những yếu tố tác động tới sự biến đổi xã hội

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐỀ BÀI

    Những yếu tố tác động tới sự biến đổi

    1. Kinh tế (tăng trưởng hay lạm phát)
    2. Chính trị (quan điểm lãnh đạo và các chính sách xã hội, hệ tư tưởng)
    3. Văn hóa (sự truyền bá những lối sống mới)
    4. Xã hội (loại hình tổ chức đời sống xã hội)
    5. Khoa học kỹ thuật và công nghệ
    6. Môi trường tự nhiên
    7. Yếu tố dân số

    BÀI LÀM

    I – ĐẶT VẤN ĐỀ

    Cũng giống như tự nhiên, mọi xã hội không ngừng biến đổi. Sự ổn định của xã hội chỉ là sự ổn định của bề ngoài, còn thực tế nó không ngừng thay đổi bên trong bản thân nó. Bất cứ xã hội nào và bất cứ nền văn hóa nào, cho dù nó có bảo thủ và cổ truyền đến đâu chăng nữa cũng luôn biến đổi; sự biến đổi trong xã hội hiện đại ngày càng rõ hơn, nhanh hơn, và điều này cho thấy rõ hơn là sự biến đổi đó không còn là điều mới mẻ, nó đã trở thành chuyện thường ngày. Mọi cái đều biến đổi và xã hội cũng giống như các hiện thực khác, không ngừng vận động và thay đổi. Tất cả các xã hội đều ở trong một thực trạng đứng yên trong sự vận động liên tục. Có nhiều cách quan niệm về sự biến đổi xã hội, như:
    Phạm vi rộng: biến đổi xã hội là một sự thay đổi so sánh với một tình trạng xã hội hoặc một nếp sống có trước;
    Phạm vi hẹp: biến đổi xã hội là sự biến đổi về cấu trúc xã hội hay tổ chức xã hội của xã hội đó, mà sự biến đổi này ảnh hưởng sâu sắc đến phần lớn các thành viên của một xã hội;
    Ở Việt Nam, xã hội cũng luôn vận động và biến đổi không ngừng. Sau đây là một số yếu tố đã và đang tác động làm biến đổi xã hội: yếu tố kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Khoa học kỹ thuật và công nghệ, môi trường tự nhiên, dân số . Đặc biệt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay, các yếu tố trên đang tác động làm biến đổi mạnh mẽ, nhanh chóng tất cả mọi mặt của xã hội. Đặc biệt là từ sau đổi mới 1986 đến nay nó tác động làm biến đổi về mọi mặt một cách rõ rệt
    Sau đây nhóm em xin trình bày sâu vào hai yếu tố tác động tới sự biến đổi xã hội mà nhóm nghiên cứu :
    1. Chính trị (quan điểm lãnh đạo và các chính sách xã hội, hệ tư tưởng)
    2. Văn hóa (sự truyền bá những lối sống mới)

    Vậy chính trị (quan điểm lãnh đạo của Đảng và các chính sách xã hội, hệ tư tưởng),văn hóa (sự truyền bá những lối sống mới) nó tác động tới sự biến đổi xã hội như thế nào ??
    Những yếu tố trên nó tác động có tính hai mặt: mặt tích cực làm xã hội phát triển theo chiều hướng tốt đồng thời có cả mặt tiêu cực phải khắc phục.
    II – GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ

    1. Yếu tố chính trị (quan điểm lãnh đạo và các chính sách xã hội, hệ tư tưởng) tác động tới sự biến đổi xã hội.
    Tính đến thời điểm hiện nay, đổi mới ở Việt Nam đã trải qua hơn 1/5 thế kỷ. Trong khoảng thời gian đó, ở Việt Nam đã diễn ra rất nhiều biến đổi trên các lĩnh vực của đời sống. Trong những biến đổi đó, có biến đổi xã hội, tức là biến đổi về mặt xã hội, phương diện xã hội của xã hội tổng thể. Có thể nói, đã đủ thời gian cho việc tổng kết, đánh giá những biến đổi này. Nó cần thiết chẳng những cho nhận thức mà còn cho việc hoạch định đường lối của Đảng, xây dựng và điều chỉnh chính sách, luật pháp, cơ chế quản lý của Nhà nước, hướng tới phát triển và theo đuổi các mục tiêu phát triển bền vững.
    Những biến đổi xã hội ở Việt Nam sau năm đổi mới những biến đổi ở thời kỳ đương đại, nó đã và đang diễn ra, nó sẽ còn tiếp tục diễn ra, cùng với tiến trình đổi mới.
    Biến đổi xã hội ở Việt Nam, một mặt là hệ quả trực tiếp của đổi mới xã hội nói chung, trong tổng thể, chỉnh thể của nó, nhất là từ đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị, cùng với những tác động vừa trực tiếp vừa sâu xa của những đổi mới, những biến đổi về văn hoá, về môi trường và hoàn cảnh xã hội. Và điều này cũng không kém phần quan trọng, những biến đổi xã hội đã tác động trở lại đối với những biến đổi kinh tế, chính trị và văn hoá. Tác nhân xã hội là điều không thể không tính đến trong sự nhận diện, phân tích và đánh giá về đổi mới, phát
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...