Thạc Sĩ Những yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/10/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    i

    MỤC LỤC
    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT . ii
    DANH MỤC CÁC HÌNH iii
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU . 5
    1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới . 5
    1.2. Những nghiên cứu về NSLĐ ở Việt Nam 9
    CHƯƠNG 2 15
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC
    ĐỘNG TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG 15
    2.1. Các khái niệm . 15
    2.2. Cơ sở lý luận về các yếu tố tác động tới năng suất lao động . 18
    2.3. Đo lường tác động của các yếu tố tới năng suất lao động 27
    2.4. Kinh nghiệm quốc tế cải thiện năng suất lao động đối với Việt Nam . 29
    2.5. Một số bài học rút ra đối với Việt Nam 40
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG VÀ TÁC ĐỘNG CỦA
    CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU TỚI NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM . 42
    3.1. Thực trạng tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam . 42
    3.2. Tác động của chuyển dịch cơ cấu tới năng suất lao động ở Việt Nam 51
    3.3. Những vấn đề hạn chế trong mối quan hệ giữa chuyển dịch cơ cấu với tăng
    trưởng NSLĐ ở Việt Nam 61
    CHƯƠNG 4: TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ SẢN XUẤT TỚI NĂNG 77
    SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM 77
    4.1. Các yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam 77
    4.2. Những vấn đề hạn chế từ các yếu tố sản xuất tác động tới năng suất lao động ở
    Việt Nam 98
    CHƯƠNG 5: NHỮNG KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO . 115
    NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG Ở VIỆT NAM . 115
    5.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước 115
    5.2. Mô phỏng NSLĐ của Việt Nam bắt kịp các nước trong khu vực như hiện nay . 119
    5.3. Các nhóm giải pháp nâng cao NSLĐ ở Việt Nam . 123
    KẾT LUẬN 136
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 140

    ii

    DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT


    AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN
    APO Tổ chức năng suất Asian
    BRICS Nhóm các nước mới nổi
    CDCC Chuyển dịch cơ cấu
    CIEM Viện Quản lý Kinh tế trung ương
    CN Công nghiệp
    DNNVV Doanh nghiệp nhỏ và vừa
    DV Dịch vụ
    FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
    GDCK Giao dịch chứng khoán
    GDP Tổng sản phẩm quốc nội
    GSO Tổng cục Thống kê
    ILO Tổ chức lao động quốc tế
    KCN Khu công nghiệp
    KHCN Khoa học công nghệ
    MNCs : Các công ty xuyên quốc gia
    MOLISA Bộ Lao động và Thương binh xã hội
    NSLĐ Năng suất lao động
    OECD Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế
    PPP Ngang giá sức mua tương đương
    R&D Nghiên cứu và triển khai
    TCTK Tổng cục thống kê
    TFP Năng suất yếu tố tổng hợp
    Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh
    TPP Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương
    USD Đồng đô la Mỹ
    VNPI Viện Năng suất Việt Nam
    VPC Trung tâm Năng suất Việt Nam
    WDI Chỉ số phát triển thế giới
    WTO Tổ chức thương mại thế giới






    iii

    DANH MỤC BẢNG BIỂU

    Bảng 2.1: Nhu cầu lao động kỹ thuật của Hàn quốc giai đoạn 1961-1966 . 31
    Bảng 2.2: Một số thành tựu đổi mới sáng trong một số lĩnh vực của các công ty Israel
    . 38
    Bảng 3.1: Năng suất lao động phân theo ngành kinh tế (triệu đồng) 44
    Bảng 3.2: Tốc độ tăng NSLĐ phân theo thành phần kinh tế % 46
    Bảng 3.3: Đóng góp của CDCC kinh tế tới tăng trưởng NSLĐ: So sánh Việt Nam với
    các nước khu vực châu Á 56
    Bảng 3.4: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng NSLĐ 1991-1997 và 1998-2000 58
    Bảng 3.5: Đóng góp của các ngành vào tăng trưởng NSLĐ 2001-2007 và 2008-2011 59
    Bảng 4.1: Số lượng NHTM Việt Nam giai đoạn 1991-2013 77
    Bảng 4.2: Nguồn sử dụng đầu vào, linh phụ kiện cùa các doanh nghiệp 83
    Bảng 4.3: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi (%) . 85
    Bảng 4.4: Cơ cấu lao động làm việc phân theo trình độ tay nghề . 86
    Bảng 4.5: Tỷ lệ lao động làm công ăn lương trong tổng số lao động có việc làm (%) . 87
    Bảng 4.6: So sánh nhân lực khoa học của công viên công nghệ cao Việt Nam với Hàn
    Quốc . 92
    Bảng 4.7: Các biến của mô hình 93
    Bảng 4.8: Tóm tắt số liệu sử dụng cho mô hình 93
    Bảng 4.9: Tương quan giữa NSLĐ và các yếu tố tác động . 94
    Bảng 4.10: Kết quả các yếu tố tác động tới NSLĐ của Việt Nam 96
    Bảng 4.11: Các hình thức FDI tại Việt Nam (%) 103
    Bảng 4.12: So sánh thứ hạng về đổi mới công nghệ và nghiên cứu phát triển . 110
    Bảng 4.13: So sánh hàm lượng công nghệ trong sản phẩm công nghiệp chế biến . 113
    Bảng 5.1: Thời điểm Việt Nam bắt kịp các nước như hiện nay (2012) với các kịch bản
    tăng trưởng NSLĐ . 122

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 2.1: Số nhà nghiên cứu R&D/1 triệu dân của Hàn Quốc . 33
    Hình 2.2: NSLĐ bình quân lao động của Hàn Quốc giai đoạn 1961-2015 . 34
    Hình 2.3: NSLĐ bình quân lao động của Israel giai đoạn 1961-2015 39
    Hình 3.1: Tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm theo giai đoạn phát triển 43
    Hình 3.2: Đóng góp của các ngành vào năng suất lao động ở Việt Nam (%) . 45

    iv

    Hình 3.3: Khoảng cách NSLĐ giữa doanh nghiệp FDI với kinh tế trong nước . 47
    (số lần) . 47
    Hình 3.4: So sánh năng suất lao động của Việt Nam với thế giới . 47
    Hình 3.5: Khoảng cách năng suất lao động của các nước so với Việt Nam (số lần) 48
    Hình 3.6: Khoảng cách NSLĐ của các nước so với Việt Nam về giá trị tuyệt đối . 49
    Hình 3.7: So sánh tăng trưởng NSLĐ bình quân hàng năm của Việt Nam với một số
    nước thời kỳ công nghiệp hóa (%) 50
    Hình 3.8: So sánh tăng trưởng NSLĐ theo ngành của Việt Nam với một số nước trong
    khu vực 51
    Hình 3.9: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của Việt Nam từ sau đổi mới (%) . 52
    Hình 3.10: Chuyển dịch cơ cấu lao động phân theo khu vực kinh tế (%) . 54
    Hình 3.11: Đóng góp của chuyển dịch cơ cấu kinh tế tới tăng trưởng NSLĐ 55
    ở Việt Nam 55
    Hình 3.12: Tác động của chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động tới tăng trưởng NSLĐ của
    Việt Nam 57
    Hình 3.13: Vốn đầu tư ngành nông - lâm - thủy sản so với tổng vốn đầu tư xã hội . 63
    Hình 3.14: Tỷ lệ lao động được trả lương so với tổng số lao động làm việc 64
    Hình 3.15: Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động ngành nông nghiệp tới
    NSLĐ của Việt Nam (tính theo điểm %) 66
    Hình 3.16: Chuyển dịch cơ cấu sản xuất ngành nông nghiệp . 66
    Hình 3.17: Diện tích các loại cây trồng phân theo nhóm cây (nghìn ha) 68
    Hình 3.18: Tỷ lệ nội địa hóa của các doanh nghiệp điện tử 71
    Hình 3.19: Xuất nhập khẩu linh kiện điện tử, máy tính nguyên chiếc và linh kiện (triệu
    USD) 72
    Hình 3.20: Xuất nhập khẩu hàng dệt may (triệu USD) . 72
    Hình 3.21: Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động ngành CN chế biến tới
    NSLĐ của Việt Nam . 74
    Hình 3.22: Đóng góp từ chuyển dịch cơ cấu tĩnh và động ngành thương mại dịch vụ tới
    NSLĐ của Việt Nam . 75
    Hình 3.23: Cơ cấu đóng góp vào GDP của các ngành dịch vụ theo tỷ lệ % . 76
    Hình 4.1: Quy mô thị trường TP Việt Nam 2000-T6/2014 (% GDP) . 78
    Hình 4.2: Trang bị vốn cố định/lao động (giá so sánh 2010-triệu đồng) 79
    Hình 4.3: Tăng trưởng vốn đầu tư xã hội và tăng trưởng NSLĐ bình quân . 80
    hàng năm theo giai đoạn (%) . 80
    Hình 4.4: Năng suất lao động theo thành phần kinh tế (triệu đồng) . 81

    v

    Hình 4.5: Độ tuổi lao động bình quân đang làm việc theo thành phần kinh tế . 82
    Hình 4.6: Vốn FDI thực hiện và tăng trưởng NSLĐ . 84
    Hình 4.7: Số năm đi học trung bình của dân số trên 15 tuổi . 88
    Hình 4.8: Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) . 88
    Hình 4.9: Mối quan hệ giữa NSLĐ với các yếu tố sản xuất . 95
    Hình 4.10: Số lượng lao động khu vực nhà nước vẫn liên tục tăng 101
    Hình 4.11: Tỷ lệ chi đầu tư phát triển trong tổng chi ngân sách nhà nước (%) 101
    Hình 4.12: Mức độ dễ dàng trong tìm kiếm lao động có tay nghề và đầu tư tư nhân . 107
    cho đào tạo nhân viên 107
    Hình 4.13: Số bài báo khoa học và kỹ thuật xuất bản của Việt Nam 111
    và một số nước (trên 1 triệu dân) 111
    Hình 4.14: Tỷ lệ chi tiêu cho nghiên cứu và phát triển trên GDP (%) 112
    Hình 5.1: Mô phỏng thời điểm Việt Nam bắt kịp NSLĐ với các nước hiện nay với giả
    định tăng trưởng NSLĐ bình quân là 7%/năm 120
    Hình 5.2: Mô phỏng thời điểm Việt Nam bắt kịp NSLĐ với các nước hiện nay với giả
    định tăng trưởng NSLĐ bình quân là 5%/năm 121
    Hình 5.3: Mô phỏng thời điểm Việt Nam bắt kịp NSLĐ với các nước hiện nay với giả
    định tăng trưởng NSLĐ bình quân là 4%/năm 122
    Hình 5.4: Định hướng tập trung phát triển dựa trên lợi thế . 124











    1

    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, năng suất lao động (NSLĐ)
    là một trong những yếu tố giữ trò quan trọng đối với năng lực cạnh tranh của mỗi
    doanh nghiệp nói riêng và từng quốc gia nói chung. Theo Becker [69], Schultz [137]
    và Mincer [118] thì NSLĐ giữ vai trò tuyệt đối quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế
    và cải thiện năng lực cạnh tranh của doanh doanh nghiệp cũng như quốc gia. Lao động
    làm việc hiệu quả sẽ tạo ra những sản phẩm có thương hiệu tốt và chi phí sản xuất thấp
    so với các đối thủ để từ đó cải thiện năng lực cạnh tranh quốc gia.
    Trong ba thập kỷ vừa qua, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam luôn ở mức cao so
    với khu vực và thế giới nhưng NSLĐ vẫn ở mức khá thấp so với các nước trong khu
    vực Đông Nam Á và châu Á. Kết quả, năng lực cạnh tranh quốc gia chậm được cải
    thiện [60]. Theo kết quả nghiên cứu của Tổ chức Năng suất Asian (APO) [66] thì tốc
    độ tăng NSLĐ của Việt Nam đang có xu hướng tăng chậm hơn so với giai đoạn trước
    đó. Tốc độ tăng trưởng NSLĐ của Việt Nam bình quân hàng năm giai đoạn 1991-1997
    đặt 5,9% nhưng giai đoạn 2001-2007 giảm xuống chỉ còn 4,4%/năm và giai đoạn sau khi gia
    nhập WTO (2008-2014) chỉ đạt 3,5%/năm. Trong khi đó, những nước cạnh tranh trực
    tiếp với Việt Nam trong sản xuất và xuất khẩu như Trung Quốc có tốc độ tăng NSLĐ
    hàng năm khá cao (năm 2010 đạt 10%), Ấn Độ (6,65%), Thái Lan (5,94%), Malaysia
    (5,78%)
    1
    .
    So với các nước trong khu vực, năm 2014, NSLĐ của Việt Nam thấp hơn Thái
    Lan và Trung Quốc 2,7 lần. Thậm chí NSLĐ của Indonesia cũng cao gấp 1,9 lần của
    Việt Nam. Nếu so sánh với các nước phát triển hơn như Nhật Bản, Hàn Quốc, NSLĐ
    của Việt Nam có khoảng cách khá xa khi thấp hơn Nhật Bản 6,2 lần và Hàn Quốc 7
    lần. Chính vì vậy, thứ hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam cũng bị đánh giá thấp
    hơn rất nhiều so với các nước trong khu vực. Theo Báo cáo cạnh tranh toàn cầu năm
    2011-2012 thì thứ hạng năng lực cạnh tranh của Việt Nam là 65 tăng lên thứ 68 năm
    2014-2015, trong khi thứ hạng của Singapore xếp thứ 2 thế giới trong cả 2 năm này,
    Malaysia xếp thứ 21 và tăng lên thứ 20 trong giai đoạn này, Thái Lan từ vị trí 39 đã
    tăng lên thứ 31, Trung Quốc xếp thứ 26 năm 2011-2012 và giảm xuống vị trí 28 năm
    2014-2015 [147].
    Từ tổng quan tài liệu cho thấy, đã có một số nghiên cứu liên quan tới chủ đề
    NSLĐ ở Việt Nam như VNPI [61], Marco Breu và cộng sự [27], Trung và Yoshinori

    1
    Tính toán của tác giả từ số liệu của The Conference Board, United States (2015). Total economic database.
    Trang web:[http:// www.conference-board.org/data/economydatabase/]


    2

    Hara [143], CIEM và ACI [79], Ân và Tuệ Anh [4], APO-Asian Productivity
    Ogranization [66], APO [67], APO [68], VPC-Vietnam Productivity Centre [146],
    VPC [145]; Tăng Văn Khiên [26], . Tuy nhiên, những nghiên cứu này hầu hết chỉ mới
    dừng lại ở khâu mô tả thực trạng về NSLĐ của Việt Nam mà chưa nghiên cứu, phân
    tích sâu những yếu tố tác động tới NSLĐ cũng như nguyên nhân nào dẫn tới tình trạng
    này. Hơn nữa, những nghiên cứu này chỉ phân tích một lĩnh vực hoặc 1 số yếu tố đơn
    lẻ tác động tới NSLĐ hoặc ở cấp quốc gia, hoặc ở cấp doanh nghiệp.
    Trước những khoảng trống nêu trên, tác giả đã lựa chọn đề tài “Những yếu tố tác
    động tới năng suất lao động ở Việt Nam” để nghiên cứu một cách hệ thống nhằm tìm
    ra những giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao NSLĐ của Việt Nam một cách bền vững
    trong giai đoạn tiếp theo một cách toàn diện.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
    Mục tiêu nghiên cứu chung
    Trên cơ sở phân tích thực trạng và đo lường tác động của các yếu tố tới NSLĐ,
    luận giải những hạn chế làm ảnh hưởng đến NSLĐ, luận án đưa ra các nhóm giải pháp
    để nâng cao NSLĐ ở Việt Nam.
    Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể
    Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của luận án là:
    - Hệ thống hóa, xây dựng cơ sở lý luận và khung khổ lý thuyết về NSLĐ và các
    yếu tố tác động tới NSLĐ
    - Làm rõ thực trạng NSLĐ và các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ ở Việt Nam
    - Lượng hóa tác động của các yếu tố tới NSLĐ ở Việt Nam;
    - Xác định những nguyên nhân hạn chế việc nâng cao NSLĐ ở Việt Nam;
    - Đề xuất các quan điểm và giải pháp nhằm cải thiện NSLĐ một cách bền vững ở
    Việt Nam.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
    Đối tượng nghiên cứu
    Những yếu tố tác động tới năng suất lao động ở Việt Nam từ sau đổi mới.
    Phạm vi nghiên cứu
    - Về mặt nội dung vấn đề: (i) Luận án chỉ tập trung nghiên cứu các yếu tố kinh tế tác
    động tới NSLĐ ở Việt Nam mà không xem xét các yếu tố xã hội, môi trường; (ii) Luận
    án chỉ xem xét các yếu tố ảnh hưởng tới năng suất lao động của nền kinh tế (ở cấp độ
    vĩ mô).

    3

    - Về mặt thời gian: + Về mặt định tính: luận án chủ yếu tập trung phân tích NSLĐ ở
    Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2001 cho đến nay
    + Về mặt định lượng: luận án sẽ sử dụng số liệu từ đổi mới (1986) cho đến nay
    4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
    Để có thể trả lời được những câu hỏi nghiên cứu nêu trên, luận án sẽ sử dụng kết
    hợp đồng thời cả hai phương pháp nghiên cứu đó là phương pháp định tính và phương
    pháp định lượng nhằm làm rõ các yếu tố tác động đến NSLĐ ở Việt Nam.
    Về phương pháp nghiên cứu định tính
    Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật lịch sử như là nền tảng xuyên suốt
    của luận án. Bên cạnh đó, luận án cũng sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể
    như phân tích so sánh (so sánh đối chiếu NSLĐ giữa các giữa các giai đoạn thời gian
    khác nhau, giữa các thành phần kinh tế, hình thức sở hữu khác nhau; so sánh NSLĐ
    của Việt Nam với một số nước khác, ), phân tích thống kê (làm rõ xu hướng thay đổi
    của NSLĐ theo thời gian, các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ, ), phân tích tổng hợp
    (phân tích thực trạng, nguyên nhân các yếu tố ảnh hưởng tới NSLĐ ở Việt Nam và
    khái quát thành bài học lý luận).
    Về phương pháp nghiên cứu định lượng
    - Phương pháp phân tích: Luận án sử dụng phương pháp phân tích thông qua mô hình
    kinh tế lượng để lượng hóa tác động của các yếu tố tới NSLĐ ở Việt Nam. Cụ thể,
    luận án sử dụng phương pháp Shift-Share mở rộng để đo lường tác động của chuyển
    dịch cơ cấu tới NSLĐ và sử dụng mô hình hàm sản xuất để đo lường tác động của các
    yếu tố sản xuất tới NSLĐ.
    - Phương pháp thu thập tài liệu và số liệu: Luận án sẽ sử dụng nguồn tư liệu thứ cấp
    đã được công bố chính thức từ Tổng cục Thống kê (GSO), Bộ Lao động và Thương
    binh Xã hội (MOLISA), cùng với một số tổ chức quốc tế có uy tín lớn như Tổ chức
    Lao động Quốc tế (ILO), Ngân hàng thế giới (WB), Ngân hàng Phát triển châu Á
    (ADB),
    Luận án sẽ sử dụng các tài liệu của các bộ, ban ngành đã được công bố chính
    thức và không chính thức, đã được xuất bản hoặc lưu hành nội bộ. Ngoài ra, các
    nghiên cứu của các học giả và tổ chức nước ngoài về NSLĐ và các yếu tố ảnh hưởng
    tới NSLĐ cũng sẽ được thu thập phục vụ cho đề tài.
    5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
    Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án đó là:
    o Hệ thống hóa cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế và các phương pháp đo lường
    các yếu tố tác động tới NSLĐ

    4

    o Đo lường các yếu tố tác động tới NSLĐ ở Việt Nam dựa vào hai cách tiếp cận
    đó là cách tiếp cận cơ cấu và tiếp cận các yếu tố của hàm sản xuất
    o Sử dụng số liệu từ sau đổi mới cho tới nay để phân tích, đánh giá thực trạng
    NSLĐ và đo lường các yếu tố tác động tới NSLĐ theo từng giai đoạn cụ thể
    o Chỉ ra được những nguyên nhân hạn chế chính kìm hãm tăng trưởng NSLĐ của
    Việt Nam cả khía cạnh cơ cấu, mô hình phát triển và các yếu tố đầu vào phục
    vụ sản xuất
    6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
    Về mặt lý luận, luận án giúp các nhà nghiên cứu, nhà làm chính sách, sinh viên,
    học viên liên quan tới chủ đề này hiểu một cách hệ thống và toàn diện hơn về NSLĐ
    và các yếu tố tác động tới NSLĐ.
    Về ý nghĩa thực tiến, luận án giúp các nhà làm chính sách, các cơ quan chính
    phủ, địa phương liên quan:
    Hiểu rõ hơn về kinh nghiệm cải thiện NSLĐ ở một số nước phát triển
    Hiểu rõ về thực trạng NSLĐ ở Việt Nam, NSLĐ của Việt Nam so với khu vực
    và thế giới
    Hiểu rõ các yếu tố chính tác động tới NSLĐ của Việt Nam, những nguyên nhân
    hạn chế tăng trưởng NSLĐ ở Việt Nam
    Có thể thực hiện những gợi ý giải pháp từ luận án bằng các chính sách cụ thể để
    cải thiện NSLĐ của Việt Nam trong giai đoạn tới.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, kết cấu của luận án bao gồm 5 chương cụ thể đó
    là. Chương 1 tổng quan các công trình trong nước và quốc tế liên quan tới chủ đề của
    luận án. Chương 2 trình bày cơ sở lý luận về NSLĐ và các yếu tố tác động tới NSLĐ.
    Chương 3 phân tích và đánh giá thực trạng NSLĐ ở Việt Nam từ sau đổi mới cũng
    như tác động của chuyển dịch cơ cấu tới NSLĐ ở Việt Nam. Chương 4 trình bày phân
    tích tác động của các yếu tố sản xuất tới NSLĐ ở Việt Nam. Cuối cùng, chương 5 đưa
    ra những khuyến nghị giải phấp nhằm cải thiện NSLĐ ở Việt Nam trong giai đoạn tới.
     
Đang tải...