Luận Văn Những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của việt nam

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 15/11/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    LỜI MỞ ĐẦU . 2

    CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ XUẤT KHẨU VÀ MÔ HÌNH HẤP DẪN TRONG
    THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 5

    I. Khái niệm và vai trò của xuất khẩu . 5

    1. Khái niệm xuất khẩu 5

    2. Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế của một quốc gia6

    2.1. Tạo vốn chủ yếu cho nhập khẩu, tạo nguồn vốn và kĩ thuật bên ngoài cho
    quá trình sản xuất trong nước 6

    2.2. Xuất khẩu góp phần mở rộng tiêu thụ hàng hóa, giải quyết công ăn việc làm, cải thiện đời sống nhân dân. . 6

    2.3. Xuất khẩu góp phần chuyển dich cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển6

    2.4. Xuất khẩu góp phần thúc đẩy và mở rộng các quan hệ kinh tế đối ngoại 7

    2.5. Khai thác lợi thế kinh tế quốc gia . 7

    II. Mô hình hấp dẫn 8

    1. Mô hình hấp dẫn trong thương mại . 8

    2. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu của từng nhóm hàng 10

    2.1. Nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cung và nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến cầu 11
    2.1.1. Thu nhập của nước xuất khẩu và nước nhập khẩu 11

    2.1.1.1. GDP của nước xuất khẩu . 11

    2.1.1.2. GDP của nước nhập khẩu 12

    2.1.2. Dân số 16

    2.1.2.1. Dân số của nước xuất khẩu . 16

    2.1.2.2. Dân số của nước nhập khẩu 17

    2.2. Các yếu tố cản trở, hấp dẫn . 18

    2.2.1. Các chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu của các quốc gia 18

    2.2.1.1. Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thương mại. 18

    2.2.1.2. Chính sách tỷ giá hối đoái . 19

    2.2.2. Khoảng cách giữa các quốc gia 22

    2.2.2.1. Khoảng cách địa lý 22

    2.2.2.2. Khoảng cách về trình độ phát triển kinh tê . 23

    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU TỐ TỚI KIM NGẠCH XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2004 - 2008 27

    I. Khái quát tình hình xuất khẩu và những yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam trong giai đoạn 2004 - 2008 27

    1. Thực trạng xuất khẩu các nhóm hàng hóa của Việt Nam giai đoạn 2004 – 200827

    1.1. Tình hình chung xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2004 - 2008 27

    1.2. Thực trạng xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam 29

    1.2.1. Nhóm hàng thô hoặc mới sơ chế . 29

    1.2.1.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng . 29

    1.2.1.2. Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu 30

    1.2.1.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu. . 31

    1.2.2. Nhóm hàng chế biến hoặc đã tinh chế . 31

    1.2.2.1. Quy mô và tốc độ tăng trưởng . 31

    1.2.2.2. Cơ cấu các nhóm hàng xuất khẩu . 32

    1.2.2.3. Cơ cấu thị trường xuất khẩu. . 33

    2. Khái quát các yếu tố ảnh hưởng đến kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của
    Việt Nam 33

    2.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu 34

    2.1.1. GDP của nước nhập khẩu . 34

    2.1.2. Dân số nước nhập khẩu . 37

    2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến cung 39

    2.2.1. GDP của Việt Nam 39

    2.2.2. Dân số Việt Nam 41

    2.3. Các yếu tố cản trở, hấp dẫn . 43

    2.3.1. Các chính sách khuyến khích/quản lý xuất nhập khẩu của các quốc gia 43

    2.3.1.1. Các chính sách liên quan đến điều chỉnh những rào cản thương mại. 43

    2.3.1.2. Chính sách tỷ giá . 44

    2.3.2. Yếu tố khoảng cách 46

    2.3.2.1. Khoảng cách địa lý 46

    2.3.2.2. Khoảng cách kinh tế 46

    2.3.2.3. Sự tương đồng về văn hóa . 47

    II. Phân tích định lượng tác động của các yếu tố tới xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam 48

    1. Mô hình định lượng 48

    2. Số liệu 50

    3. Kết quả ước lượng 51

    3.1. Yếu tố GDP của nước nhập khẩu . 51

    3.2. Yếu tố dân số nước nhập khẩu 52

    3.3. Yếu tố GDP của Việt Nam . 55

    3.4. Yếu tố dân số Việt Nam 56

    3.5. Yếu tố hiệp định thương mại tự do . 56

    3.6. Yếu tố tỷ giá hối đoái 57

    3.7. Yếu tố khoảng cách địa lý 58

    3.8. Yếu tố khoảng cách kinh tế . 59

    3.9. Biến số cùng chung biên giới 59

    CHƯƠNG 3: NHỮNG ĐỀ XUẤT CHO XUẤT KHẨU CÁC NHÓM HÀNG CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI . 60

    I. Tổng quan tình hình chung trong thời gian tới. . 60

    1. Các yếu tố ảnh hưởng đến cầu. . 61

    1.1. GDP của nước nhập khẩu. 61

    1.2. Dân số các nước nhập khẩu. . 62

    2. Những yếu tố ảnh hưởng đến cung. 62

    2.1. GDP của Việt Nam . 62

    2.2. Dân số của Việt Nam. 62

    3. Các yếu tố cản trở hấp dẫn 63

    3.1. Yếu tố chính sách. 63

    3.1.1. Chính sách quản lý xuất nhập khẩu . 63

    3.1.2. Chính sách tỷ giá. 63

    3.2. Yếu tố khoảng cách 64

    II. Những giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. 65

    1. Các giải pháp đẩy mạnh sản xuất và chế biến hàng hóa xuất khẩu: . 65

    1.1. Thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang sản xuất các mặt hàng chế biến hoặc đã tinh chế . 65

    1.2. Nâng cao năng suất lao động nhằm tăng cung hàng xuất khẩu . 65

    1.3. Nâng cao tỷ lệ nhóm hàng xuất khẩu đã qua chế biến trong cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam . 66

    1.4. Tiếp tục nâng cao chất lượng các mặt hàng xuất khẩu, phát huy lợi thế cạnh trnah của nước ta, đặc biệt là các mặt hàng lương thực thực phẩm. . 66

    2. Các giải pháp về thị trường xuất khẩu . 66

    2.1. Trước mắt tập trung vào những thị trường có khoảng cách địa lý gần với
    nước ta, đặc biệt là những thị trường ở khu vực châu Á nhằm giảm bớt các cản trở
    về khoảng cách địa lý . 66

    2.2. Điều chỉnh cơ cấu thị trường xuất khẩu, xác định rõ thị trường chiến lược
    cho từng nhóm hàng 67

    2.3. Tập trung khai thác thị trường các nước có chung đường biên giới với Việt
    Nam, đặc biệt là thị trường Trung Quốc. . 69

    3. Chính sách tỷ giá và thúc đẩy hợp tác kinh tế quốc tế . 69

    3.1. Sử dụng chính sách tỷ giá kết hợp với những chính sách khác một cách hiệu quả. . 69

    3.2. Thúc đẩy việc kí kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương và
    nâng cao hiệu quả thi hành các hiệp định. 70

    KẾT LUẬN . 71

    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, các quốc gia chọn cho mình một mô hình phát triển riêng biệt. Trong những năm vừa qua, mô hình phát triển kinh tế của Việt Nam là dựa vào xuất khẩu, điều đó thể hiện ở sự tăng trưởng cao của xuất khẩu với mức đóng góp vào GDP luôn ở mức trên 60% đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế luôn đạt mức cao, tốc độ tăng trưởng trong những năm từ 2004 tới 2008 luôn trên mức 8%. Tuy nhiên, kể từ năm 2008 đến nay, khủng hoảng kinh tế đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam giảm đáng kể. Nếu như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2008 đạt 29% thì sang đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã sụt giảm mạnh thậm chí xuống mức âm -8,92%1 . Điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế, năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống chỉ còn 5,23%. Do vậy, vấn đề cấp thiết hiện nay là làm thế nào để có thể thúc đẩy xuất khẩu tăng mạnh trở lại trong thời gian tới. Có thể thấy kinh tế thể giới đang phục hồi sau khủng hoảng nhưng điều đó không đảm bảo chắc chắn một sự phục hồi xuất khẩu nhanh chóng cho Việt Nam nếu như chúng ta không có những biện pháp ứng phó đúng đắn. Để có được những biện pháp thích hợp, cụ thể và khả thi, chúng ta cần nắm được rõ các yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những ảnh hưởng khác nhau của những yếu tố này đối với từng nhóm hàng xuất khẩu. Chỉ trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể có được những định hướng đúng đắn, những điều chỉnh kịp thời, nhanh chóng nắm bắt cơ hội, tận dụng mọi thế mạnh để thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh trở lại. Trước yêu cầu đó, nhóm tác giả đã quyết định chọn đề tài tham dự cuộc thi là: “Những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam.”
    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Trong thời gian qua có khá nhiều nghiên cứu về hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam và các yếu tố tác động đến nó song những nghiên cứu này chủ yếu đều phân kê tích bằng phương pháp định tính. Thực ra, cũng đã có một số nghiên cứu định lượng về vấn đề này song những nghiên cứu đó mới chỉ tập trung đánh giá tác động của các nhân tố tới tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Những nghiên cứu này mới cho những kết quả rất chung chung đối với xuất khẩu các nhóm hàng mà chưa có phân tích về mức độ tác động của các yếu tố tới xuất khẩu của các nhóm hàng khác nhau. Do vậy đề tài này hi vọng sẽ đưa ra được những tác động cụ thể hơn của các nhân tố tới từng nhóm hàng xuất khẩu của Việt Nam
    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này trong giai đoạn vừa qua.

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong khoảng thời gian ngắn từ năm 2004 đến 2008 bởi lý do giai đoạn này xuất khẩu của Việt Nam khá ổn đinh, như vậy xuất khẩu trong giai đoạn này sẽ không gặp phải những tác nhân gây ảnh hưởng đột biến và sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá tác động của các nhân tố chính. Bên cạnh đó, vì lí do nghiên cứu có sử dụng phân tích định lượng nên yêu cầu sự sẵn có của các số liệu là rất cần thiết. Do việc số liệu thu thập chỉ hạn chế cho đến năm 2008 nên phạm vi nghiên cứu bị giới hạn hẹp lại trong khoảng thời gian này.
    4. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu sẽ tập trung nhằm tìm ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu các nhóm hàng hoá của Việt Nam với các đối tác chính, trên cơ sở đó sẽ đưa ra những biện pháp đẩy mạnh tác động tích cực cũng như hạn chế các tác động tiêu cực từ các nhân tố đó nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Việt Nam, tạo đà phát triển kinh tế theo mô hình đã chọn.
    5. Phương pháp nghiên cứu

    Để hoàn thành nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích định lượng với thông tin và số liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau như sách, báo, internet và các bài nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng sử dụng phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, luôn đặt đối tượng nghiên cứu trong những mối tương quan tác động nhiều chiều và xem xét đầy đủ các khía cạnh trong các hoàn cảnh khác nhau.
    Ngoài các mục mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được chia làm ba chương chính như sau:
    Chương 1: Khái quát về xuất khẩu và mô hình hấp dẫn trong thương mại quốc tế
    Chương 2: Phân tích tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008
    Chương 3: Những giải pháp cho xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam trong thời gian tới
     

    Các file đính kèm:

    • 23.doc
      Kích thước:
      2.4 MB
      Xem:
      0
    • 23.pdf
      Kích thước:
      1.1 MB
      Xem:
      0
Đang tải...