Luận Văn Những yếu tố tác động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của việt nam

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:

    Ở mỗi giai đoạn phát triển kinh tế, các quốc gia chọn cho mình một mô hình

    phát triển riêng biệt. Trong những năm vừa qua, mô hình phát triển kinh tế của Việt

    Nam là dựa vào xuất khẩu, điều đó thể hiện ở sự tăng trưởng cao của xuất khẩu với

    mức đóng góp vào GDP luôn ở mức trên 60% đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế luôn đạt

    mức cao, tốc độ tăng trưởng trong những năm từ 2004 tới 2008 luôn trên mức 8%. Tuy

    nhiên, kể từ năm 2008 đến nay, khủng hoảng kinh tế đã khiến cho kim ngạch xuất khẩu

    hàng hóa của Việt Nam giảm đáng kể. Nếu như tốc độ tăng trưởng xuất khẩu năm 2008

    đạt 29% thì sang đến năm 2009 tốc độ tăng trưởng xuất khẩu đã sụt giảm mạnh thậm

    chí xuống mức âm -8,92%1 . Điều này đã gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh

    tế, năm 2009 tốc độ tăng trưởng kinh tế đã giảm xuống chỉ còn 5,23%. Do vậy, vấn đề

    cấp thiết hiện nay là làm thế nào để có thể thúc đẩy xuất khẩu tăng mạnh trở lại trong

    thời gian tới. Có thể thấy kinh tế thể giới đang phục hồi sau khủng hoảng nhưng điều

    đó không đảm bảo chắc chắn một sự phục hồi xuất khẩu nhanh chóng cho Việt Nam

    nếu như chúng ta không có những biện pháp ứng phó đúng đắn. Để có được những

    biện pháp thích hợp, cụ thể và khả thi, chúng ta cần nắm được rõ các yếu tố ảnh hưởng

    đến xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là những ảnh hưởng khác nhau của những yếu tố

    này đối với từng nhóm hàng xuất khẩu. Chỉ trên cơ sở đó, chúng ta mới có thể có được

    những định hướng đúng đắn, những điều chỉnh kịp thời, nhanh chóng nắm bắt cơ hội,

    tận dụng mọi thế mạnh để thúc đẩy xuất khẩu Việt Nam tăng nhanh trở lại. Trước yêu

    cầu đó, nhóm tác giả đã quyết định chọn đề tài tham dự cuộc thi là: “Những yếu tố tác

    động tới kim ngạch xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam.”

    2. Tổng quan tình hình nghiên cứu

    Trong thời gian qua có khá nhiều nghiên cứu về hoạt động xuất nhập khẩu của

    Việt Nam và các yếu tố tác động đến nó song những nghiên cứu này chủ yếu đều phân

    tích bằng phương pháp định tính. Thực ra, cũng đã có một số nghiên cứu định lượng về

    vấn đề này song những nghiên cứu đó mới chỉ tập trung đánh giá tác động của các

    nhân tố tới tổng kim ngạch xuất nhập khẩu. Những nghiên cứu này mới cho những kết

    quả rất chung chung đối với xuất khẩu các nhóm hàng mà chưa có phân tích về mức độ

    tác động của các yếu tố tới xuất khẩu của các nhóm hàng khác nhau. Do vậy đề tài này

    hi vọng sẽ đưa ra được những tác động cụ thể hơn của các nhân tố tới từng nhóm hàng

    xuất khẩu của Việt Nam

    3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động xuất khẩu của Việt Nam và các

    nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động này trong giai đoạn vừa qua.

    Phạm vi nghiên cứu của đề tài được giới hạn trong khoảng thời gian ngắn từ

    năm 2004 đến 2008 bởi lý do giai đoạn này xuất khẩu của Việt Nam khá ổn đinh, như

    vậy xuất khẩu trong giai đoạn này sẽ không gặp phải những tác nhân gây ảnh hưởng

    đột biến và sẽ dễ dàng hơn trong việc đánh giá tác động của các nhân tố chính. Bên

    cạnh đó, vì lí do nghiên cứu có sử dụng phân tích định lượng nên yêu cầu sự sẵn có của

    các số liệu là rất cần thiết. Do việc số liệu thu thập chỉ hạn chế cho đến năm 2008 nên

    phạm vi nghiên cứu bị giới hạn hẹp lại trong khoảng thời gian này.

    4. Mục tiêu nghiên cứu

    Nghiên cứu sẽ tập trung nhằm tìm ra những nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới hoạt

    động xuất khẩu các nhóm hàng hoá của Việt Nam với các đối tác chính, trên cơ sở đó

    sẽ đưa ra những biện pháp đẩy mạnh tác động tích cực cũng như hạn chế các tác động

    tiêu cực từ các nhân tố đó nhằm thúc đẩy hơn nữa hoạt động xuất khẩu của Việt Nam,

    tạo đà phát triển kinh tế theo mô hình đã chọn.

    5. Phương pháp nghiên cứu

    Để hoàn thành nghiên cứu, nhóm tác giả đã sử dụng phương pháp phân tích

    định lượng với thông tin và số liệu thứ cấp được tổng hợp từ nhiều nguồn khác nhau

    như sách, báo, internet và các bài nghiên cứu khác. Bên cạnh đó, nhóm tác giả cũng sử

    dụng phương pháp duy vật lịch sử, duy vật biện chứng, luôn đặt đối tượng nghiên cứu

    trong những mối tương quan tác động nhiều chiều và xem xét đầy đủ các khía cạnh

    trong các hoàn cảnh khác nhau.

    Ngoài các mục mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục tài liệu tham

    khảo và phụ lục, đề tài được chia làm ba chương chính như sau:

    Chương 1: Khái quát về xuất khẩu và mô hình hấp dẫn trong thương mại

    quốc tế

    Chương 2: Phân tích tác động của các yếu tố tới kim ngạch xuất khẩu các

    nhóm hàng của Việt Nam giai đoạn 2004 – 2008

    Chương 3: Những giải pháp cho xuất khẩu các nhóm hàng của Việt Nam

    trong thời gian tới
     
Đang tải...