Thạc Sĩ Những yếu tố tác động đến tự đánh giá của sinh viên tại thành phố hồ chí minh

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÊN ĐỀ TÀI : Thạc Sỹ Những yếu tố tác động đến tự đánh giá của sinh viên tại thành phố hồ chí minh

    MỞ ĐẦU

    1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI


    Tự đánh giá bản thân đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển tâm lý và nhất
    là đối với sự phát triển nghiên cứu của cá nhân. Sự hoàn thiện nhân cách của mỗi cá nhân
    phụ thuộc vào sự tự nhận thức, tự đánh giá bản thân của mỗi cá nhân. Sự tự đánh giá phù
    hợp với bản thân là điều kiện bên trong để phát triển nhân cách. Khi nhận thức đúng, đánh
    giá đúng bản thân thì cá nhân mới có cơ sở để điều chỉnh, điều khiển bản thân cho phù hợp
    với yêu cầu của xã hội, yêu cầu của tập thể. Những yếu tố ảnh hưởng đến việc tự đánh giá
    của cá nhân từ bên trong lẫn bên ngoài là không thể tránh khỏi.
    Trong thời gian làm công tác tham vấn tâm lý, người nghiên cứu nhận thấy hầu hết
    đối tượng thanh niên, sinh viên đến tham vấn đều có vấn đề về việc tự đánh giá bản thân.
    Việc tự đánh giá ở những thanh niên này không phải hoàn toàn là thấp hay tiêu cực, thậm
    chí có những em tự đánh giá bản thân rất cao. Khi tìm hiểu sâu hơn ở các em, người nghiên
    cứu thấy những yếu tố từ bên ngoài tác động đến việc các em đánh giá bản thân chủ yếu là
    từ môi trường gia đình, người thân. Sự tự đánh giá không phù hợp ở các em đã dẫn đến một
    số vấn đề như khó khăn trong tâm lý như giao tiếp, ứng xử khó khăn không chỉ với người
    ngoài mà cả với những người trong gia đình, đặc biệt có một số em gặp trở ngại rất lớn
    trong việc hòa đồng với môi trường học tập, làm việc như không biết cách nào để có thể
    giao tiếp với bạn bè, đồng nghiệp cùng cơ quan, hệ quả là phải liên tục thay đổi chổ làm,
    thậm chí một số em cũng không biết định hướng cho tương lai của mình như thế nào.
    Từ thực tế trên, người nghiên cứu nhận thấy việc tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng
    đến tự đánh giá của sinh viên là hết sức cần thiết cho gia đình, nhà trường và xã hội trong
    việc giáo dục, định hướng đúng cho giới trẻ. Vì thế đề tài “Những yếu tố tác động đến tự
    đánh giá của sinh viên tại Thành phố Hồ Chí Minh” đã được người nghiên cứu ưu tiên
    chọn.

    2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

    Trên cơ sở tìm hiểu tự đánh giá, các yếu tố tác động đến tự đánh giá và tương quan giữa
    tự đánh giá với các yếu tố tác động đến tự đánh giá bản thân ở sinh viên, đề xuất một số
    biện pháp nhằm hạn chế những yếu tố tác động tiêu cực ảnh hưởng đến sự phát triển nhân
    cách của họ.

    3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

    Xuất phát từ mục đích nghiên cứu đã nêu, nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của đề tài như
    sau:

    3.1. Nghiên cứu các tài liệu liên quan để thiết lập cơ sở lý luận cho đề tài.

    3.2. Khảo sát thực trạng về tự đánh giá bản thân của sinh viên, các yếu tố tác động đến
    tự đánh giá bản thân ở sinh viên và nghiên cứu mối tương quan giữa sự tự đánh giá với
    các yếu tố tác động đến tự đánh giá bản thân ở sinh viên.

    3.3. Đề xuất một số ý kiến nhằm hạn chế những yếu tố tác động tiêu cực ảnh hưởng đến
    tự đánh giá bản thân của sinh viên.

    4. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

    4.1. Đối tượng nghiên cứu
    Sự tự đánh giá và các yếu tố tác động đến tự đánh giá bản thân ở sinh viên.

    4.2. Khách thể nghiên cứu
    Khách thể nghiên cứu là sinh viên thuộc ba trường Đại học tại thành phố Hồ Chí
    Minh là Đại học Sư Phạm, Kinh Tế và trường Đại học dân lập Văn Hiến.
    Mẫu nghiên cứu là 234 sinh viên.

    5. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

    5.1. Do phần lớn sinh viên chưa có cơ hội thể hiện bản thân qua các hoạt động nên
    mức độ tự đánh giá bản thân ở sinh viên đạt ở mức trung bình.

    5.2. Yếu tố tác động mạnh đến tự đánh giá bản thân ở sinh viên là các ảnh hưởng từ
    trong gia đình mặc dù có nhiều yếu tố khác nhau tác động đến việc này.

    6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI

    Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu trên một số yếu tố tác động đến tự đánh giá bản thân ở
    sinh viên như những yếu tố có liên quan mật thiết tới đời sống của sinh viên; yếu tố trong
    gia đình (mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái), yếu tố ngoài gia đình (mối liên hệ với bạn bè
    và thầy cô).

    7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

    7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu.


    Người nghiên cứu thu thập và phân tích các tài liệu, cũng như các công trình nghiên
    cứu có liên quan để làm cơ sở lý luận cho đề tài.

    7.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

    Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi, được thực hiện qua hai giai đoạn;
    * Giai đoạn 1, lấy ý kiến bằng phiếu thăm dò với các câu hỏi mở.
    * Giai đoạn 2, thu thập ý kiến đánh giá bằng phiếu thăm dò với các câu hỏi có nhiều
    lựa chọn.
    Đây là phương pháp chính của đề tài này, nhằm tìm hiểu thực trạng về tự đánh giá
    bản thân của sinh viên và các yếu tố tác động đến sự tự đánh giá bản thân của sinh viên.

    7.3. Phương pháp xử lý toán thông kê.

    Dùng chương trình xử lý số liệu SPSS trong việc xử lý số liệu.

    8. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI

    - Luận văn góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn về tự đánh giá và các yếu
    tố tác động đến tự đánh giá bản thân của sinh viên.
    - Kết quả nghiên cứu thực tiễn, khẳng định thêm tầm quan trọng của các yếu tố tác
    động từ bên trong lẫn bên ngoài gia đình đến tự đánh giá bản thân của sinh viên



     
Đang tải...