Thạc Sĩ Những yếu tố tác động đến nghèo và giải pháp giảm nghèo đối với người dân sống trong khu bảo tồn Biể

Thảo luận trong 'Kinh Tế' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 25/4/12.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    Khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang thuộc tỉnh Khánh Hoà là KBTB đầu tiên của Việt Nam. Phần lớn các hộ sinh sống trên KBTB là ngư dân, sống phụ thuộc hoàn toàn vào tài nguyên biển với nghề nghiệp chính là đánh bắt gần bờ và nuôi trồng thuỷ sản (88%). Năm 2008 có khoảng 20%2 hộ thuộc diện nghèo của tỉnh, đời sống kinh tế, xã hội còn nhiều khó khăn. Những yếu tố ảnh hưởng đến khó khăn của các hộ dân bao gồm cả yếu tố bên trong và yếu tố bên ngoài, trong đó đặc tính cộng đồng, đặc trưng vùng miền và sự thành lập KBTB là các yếu tố ảnh hưởng lớn.

    Với mục tiêu chính là bảo tồn đa dạng sinh học, KBTB đã hạn chế vùng được đánh bắt của ngư dân từ năm 2001. Trong giai đoạn 2001-2005, các hộ dân được sự hỗ trợ của dự án thí điểm KBTB Hòn Mun3, thông qua tổ chức thí điểm một số nghề tạo thu nhập phụ như đan mành ốc, đan song mây, nuôi trồng thuỷ sản theo sự hướng dẫn của BQL nên đời sống không quá vất vả. Tuy nhiên, đào tạo nghề tạo thu nhập thay thế sau khi dự án kết thúc lại không phát huy hiệu quả do các mô hình chỉ dừng lại ở mức thí điểm, vì vậy nghèo vẫn tiếp diễn.

    Trong tình hình nguồn lực thuỷ sản gần bờ cạn kiệt, nguồn lợi thuỷ sản của KBTB chưa tái sinh như mong muốn, diện tích khai thác bị thu hẹp mà sinh kế thay thế không hiệu quả đã ảnh hưởng đến thu nhập của một số ngư dân nghèo, dẫn đến việc họ có thể khai thác trái phép thuỷ sản trong vùng cần bảo tồn. Về lâu dài, việc duy trì KBTB mà không có hỗ trợ thích hợp sẽ không đảm bảo được mục tiêu bảo tồn cũng như giảm nghèo hay nâng cao đời sống của ngư dân, và ngược lại, nếu đời sống của ngư dân trong vùng không được đảm bảo, mục tiêu bảo tồn cũng không đạt được.

    Vì vậy, đề tài này nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo nhằm mục đích tìm ra giải pháp giảm/thoát nghèo mà vẫn đảm bảo được mục tiêu bảo tồn nguồn lợi thuỷ sản đối với người dân trên các khóm đảo thuộc KBTB vịnh Nha Trang.

    Mục tiêu nghiên cứu

    Đề tài sẽ tập trung vào mục tiêu:

    - Xác định tình trạng nghèo và nguyên nhân ảnh hưởng đến nghèo của người dân sống trong KBTB vịnh Nha Trang.

    - Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến nghèo.

    - Xác giải pháp giảm nghèo.

    Câu hỏi nghiên cứu

    Câu hỏi cơ bản cần được tìm hiểu trong nghiên cứu này là những yếu tố nào tác động đến nghèo đói của ngư dân trong khu vực này? Giải pháp nào để giảm nghèo? Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    - Đối tượng nghiên cứu: Các hộ dân cư thuộc 3 khóm đảo Vũng Ngán, Hòn Một và Bích Đầm trong KBTB Vịnh Nha Trang.

    - Phạm vi nghiên cứu:

    Địa bàn KBTB Vịnh Nha Trang - Tỉnh Khánh Hoà.

    Số liệu điều tra thu thập được sử dụng trong đề tài là số liệu năm 2008 và 2009, được thu thập vào 06/2009 và tổng hợp từ số liệu của BQL KBTB.

    Phương pháp nghiên cứu

    - Phương pháp định tính và phương pháp thống kê mô tả: Mô tả thông tin thu thập từ hộ dân cư và phân tích thông tin về kinh tế, xã hội, đời sống của người dân trên địa bàn để cung cấp thêm cơ sở thực tiễn cho việc đề ra giải pháp XĐGN.

    - Phương pháp định lượng: xây dựng Mô hình hồi qui đa biến xác định những nhân tố tác động đến chi tiêu đầu người, thu nhập trên đầu người. Xử lý số liệu qua Excel và SPSS đế tính toán các chỉ tiêu và mô hình.
    - Phương pháp điều tra xã hội học: Thực hiện phỏng vấn hộ dân cư nhằm tạo cơ sở dữ liệu sơ cấp phục vụ việc xây dựng mô hình kinh tế lượng.

    - Điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên bằng bảng câu hỏi bán cấu trúc

    - Phương pháp thu thập số liệu: điều tra chọn mẫu thuận tiện.

    Kết cấu đề tài

    Đề tài bao gồm các phần:

    - Lời mở đầu

    - Cơ sở lý luận: giới thiệu các lý thuyết về nghèo và đưa ra mô hình nghiên cứu đề nghị.

    - Tổng quan về khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang.

    - Phương pháp nghiên cứu và xây dựng mô hình nghiên cứu những yếu tố tác động đến nghèo.

    - Một số giải pháp giảm nghèo.

    - Kết luận
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...