Thạc Sĩ Những yếu tố tác động đến nghèo ở tỉnh Bình Phước và một số giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. SỰ CẦN THIẾT CỦA LUẬN VĂN.

    Tỉnh Bình Phước là một tỉnh miền núi, có mật độ dân số năm 2005 là 119

    người/km2 (Năm 2004, mật độ dân số vùng Đông Nam Bộ là 331 người/km2, của cả

    nước là 235 người/km2), nên Bình Phước còn là một tỉnh thưa dân. Từ khi tái lập

    tỉnh (01/01/97), Bình Phước đã thực hiện các cơ chế, chính sách thúc đẩy tăng

    trưởng kinh tế và XĐGN, tiếp tục thực hiện tiến trình cải cách hành chính, phấn đấu

    hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của kế hoạch phát triển KTXH 5 năm 2001 -

    2005. Cùng với tăng trưởng kinh tế, lĩnh vực xã hội cũng đạt được nhiều thành tựu

    đáng kể: giáo dục và đào tạo tiếp tục phát triển ổn định, quy mô và chất lượng giáo

    dục được nâng lên. Công tác y tế và chăm sóc sức khỏe nhân dân có nhiều tiến bộ,

    mạng lưới y tế được củng cố và phát triển đáp ứng tốt hơn nhu cầu khám chữa bệnh

    của người dân. Công tác XĐGN đạt kết quả khá, tháng 7/1998 toàn tỉnh có 22.991

    hộ đói nghèo chiếm 17,82% tổng số hộ toàn tỉnh, giai đoạn 1998 – 2000 đã xóa

    100% hộ đói, giảm 8.622 hộ nghèo, đưa số hộ nghèo xuống 14.369 hộ với 10,15%

    trên tổng số hộ toàn tỉnh (141.566 hộ). Theo chuẩn mới (Quyết định số

    1143/2000/QĐ-LĐTBXH ngày 01/11/2000 của BLĐTBXH về việc điều chỉnh

    chuẩn hộ nghèo giai đoạn 2001-2005) tỉnh có 15.327 hộ nghèo. Từ năm 2001 –

    2004 tỉnh đã xóa được 5.677 hộ nghèo, đưa tỷ lệ hộ nghèo xuống 8,56%, là một

    trong 16 tỉnh đã có những thành công nhất định trong việc giảm tỷ lệ hộ nghèo ở

    các xã đặc biệt khó khăn xuống dưới 15% vào năm 2004. Cơ sở hạ tầng ở vùng

    nghèo, xã nghèo dần được hoàn thiện, đời sống của nhân dân ngày càng tăng .

    Nghèo đói ở Việt Nam là hiện tượng phổ biến ở nông thôn, năm 2004, 90%

    người nghèo sống ở nông thôn. Gần 70% dân số nghèo cả nước tập trung tại 3 vùng

    Miền núi phía Bắc (28%), Đồng bằng sông Cửu Long (21%) và Bắc Trung bộ

    (18%) 1. Ba vùng nghèo nhất toàn quốc là Miền núi phía Bắc, Tây nguyên và vùng

    Bắc Trung bộ. Các chỉ số về khoảng cách nghèo cho thấy tình trạng nghèo đói ở

    miền núi là nghiêm trọng nhất. Miền Đông Nam bộ giàu có hơn hẳn so với các khu

    vực khác. Mặc dù nằm trong vùng Đông Nam bộ, vùng đất trù phú nhất trong cả

    nước. Một số chỉ tiêu so sánh luôn có ưu điểm vượt trội so với các vùng khác (GDP

    chiếm tỷ trọng cao nhất toàn quốc, kim ngạch xuất khẩu của vùng chiếm 79% kim

    ngạch xuất khẩu của cả nước vào năm 2005, tỷ lệ hộ nghèo năm 2005 là 1,7%, tỷ lệ

    này qua các năm đều thấp nhất toàn quốc, là vùng có tỷ lệ sử dụng thời gian lao

    động cao nhất trên 80%). Tuy nhiên, Bình Phước lại là tỉnh nghèo thuộc dạng cao

    trong vùng và cả nước, GDP của tỉnh năm 2005 (giá thực tế) chỉ bằng 0,56% GDP

    toàn quốc. Vì vậy, việc xây dựng luận văn này là bức thiết thể hiện ở 3 khía cạnh:

    Một là, những nghịch lý trên đặt ra câu hỏi về tình hình KTXH ở Bình Phước

    trong mối quan hệ so sánh với vùng và cả nước, từ đó tìm ra bản chất của tình trạng

    nghèo và giải pháp giảm nghèo hiệu quả. Tăng trưởng kinh tế nhưng phải giảm

    nghèo là một đòi hỏi cấp bách, dài hạn của mọi nền kinh tế và các địa phương trong

    một quốc gia, nó phù hợp cả trong lý thuyết và thực tiễn nên ngày càng đặt ra đòi

    hỏi tìm giải pháp hữu hiệu đối với các nhà lãnh đạo địa phương hiện nay.

    Hai là, các kết quả nghiên cứu về nghèo đói ở cấp tỉnh, vùng hay cả nước

    cũng không thể áp dụng cứng nhắc cho Bình Phước để ban hành chính sách nhằm

    hạn chế tình trạng nghèo đói.

    Ba là, nghèo đói cần được khảo sát, đánh giá thường xuyên (nên 2 năm một

    lần) để kịp thời điều chỉnh những tác động của những yếu tố gây nên tình trạng

    nghèo đói ở Bình Phước. Mặc dù, đã có mô hình nghiên cứu chỉ ra những yếu tố tác

    động đến nghèo ở tỉnh Bình Phước 2 nhưng là kết quả nghiên cứu năm 2003, vì vậy

    cần được nghiên cứu bổ sung cho phù hợp với tình hình hiện tại.

    2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU.

    Những nghiên cứu trước đây ở Bình Phước chỉ hạn chế ở việc xác định các

    nguyên nhân (mang tính định tính) mà không chỉ ra được tác động riêng rẽ của từng

    nguyên nhân (mang tính định lượng) lên khả năng nghèo như thế nào.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...