Tiểu Luận Những yếu tố cơ bản với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Các Môn Khác' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Những yếu tố cơ bản với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng ở Việt Nam

    ĐẶT VẤN ĐỀ
    Cùng với quy luật lịch sử của Việt Nam đã trải qua các hình thái xã hội khác nhau. Bên cạnh đó Việt Nam là một nước phải trải qua các cuộc chiến tranh khốc liệt kéo dài. Do đó nền kinh tế Việt Nam cũng luôn thay đổi. Từ một nền kinh tế thấp chậm phát triển, đó là nền kinh tế tự nhiên (hay còn gọi là nền kinh tế tự cung, tự cấp) . đến nền kinh tế kế hoạch hoá (còn gọi là nền kinh tế quản lý tập trung), . và cho đến nay đã trở thành một nền kinh tế chịu sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội.
    Để phát triển nền kinh tế thị trường, không những cần cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng, kiến trúc thượng tầng, . mà điều quan trọng là ở ý thức của con người.
    - Trước hết là phải xác định mục tiêu như: xác định sản xuất cái gì? sản xuất như thế nào? sản xuất cho ai? để sao cho phù hợp với một nguồn lực như hiện nay thì sẽ có khả năng đem lại sự bình ổn và phát triển cho nền kinh tế, hay doanh nghiệp có khả năng đem lại lợi nhuận tối đa, dân cư và người tiêu dùng có thể thoả mãn được một cách tốt nhất nhu cầu của họ, về hàng hoá và dịch vụ.
    - Thị trường như bàn tay vô hình điều tiết sự hoạt động của các nhà quản lý kinh tế. Song không chỉ có sự điều tiết hoàn toàn tự phát của thị trường, mà còn có vai trò quản lý của Nhà nước bằng luật pháp kế hoạch và các chính sách kinh tế, . đảm bảo cho sự ổn định và phát triển môi trường kinh tế - xã hội thuận lợi cho các đơn vị kinh tế hoạt động, kích thích, điều tiết, định hướng cho các hoạt động đó. Bảo đảm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội. Và để phát triển một nền kinh tế mà theo định hướng xã hội chủ nghĩa, để ứng dụng được nguyên lý này trước hết phải nhận thức được cơ sở khoa học, nội dung và yêu cầu của nó.
    Nguyên lý của phép biện chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến của sự vật và cách vận dụng nó trong quản lý kinh tế ra sao.
    - Tất cả sự vận hiện tượng luôn luôn có mối liên hệ ràng buộc lẫn nhau, không cái nào tồn tại một cách cô lập, biệt lập mà chúng là một thể thống nhất trong đó các sự vật và hiện tượng tồn tại ngang bằng lẫn nhau và ràng buộc lẫn nhau, nó quy định và chuyển hoá lẫn nhau. Mối liên hệ này chẳng những diễn ra ở mọi sự vật và hiện tượng trong tự nhiên, trong xã hội và trong tư duy mà còn diễn ra ở trong các yếu tố. Mối liên hệ trên đây là khách quan nó bắt nguồn từ tính thống nhất vật chấ của thế giới. Biểu hiện trong quá trình tự nhiên xã hội và trong tư duy.
    - Mối liên hệ giữa các sự vật hiện tượng trong thế giới rất đa dạng phong phú và nhiều vẻ. Chúng khác nhau theo tính chất phức tạp, đơn giản, phạm vi rộng hay hẹp, trình độ nông sâu, vai trò trực tiếp hay gián tiếp, mối liên hệ bên trong hay bên ngoài, cơ bản hay không cơ bản, . Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến đòi hỏi chúng ta phải có quan điểm toàn diện khi nghiên cứu mối quan hệ giữa sự vật với hiện tượng khác, xem xét tất cả các mặt yếu tố, hay tất cả các khâu yếu tố, trung gian thấy được vị trí quan trọng trong tổng thể của nó. Có như thế mới nắm được bản chất của sự việc một cách thật sự. Vì vậy quan điểm toàn diện đã bao trùm trong bản thân nó.
    Để đánh giá xem xét vấn đề đó một cách toàn diện đầy đủ và chính xác thì phải dựa vào tư tưởng cơ bản của triết học Mác - Lênin.
    Theo bố cục của bài tiểu luận em xin trình bầy theo các vấn đề cơ bản sau:

    I. Quá trình luận chứng của quan điểm toàn diện với việc xây dựng nền kinh tế thị trường theo CNXH ở Việt Nam.
    1. Xác định những phương án.
    2. Nguyên lý của phép luận chứng duy vật về mối liên hệ phổ biến của sự vật và cách vận dụng nó vào việc quản lý kinh tế.
    3. Nguyên tắc toàn diện trong việc quản lý kinh tế là gì?
    II. Những yếu tố cơ bản với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng ở Việt Nam.
    1. Phương thức sản xuất là gì?
    2. Tính hai mặt của nền kinh tế thị trường và tính hai mặt của nó.
    3. Cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng đối với việc xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng ở Việt Nam.
    III. Kết luận
     
Đang tải...